Hướng dẫn soạn bài So sánh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

1.Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:

a/                                            Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

b/ […] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất hư hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

3. Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau?

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

(Tạ Duy Anh)

Nhật Linh
24 tháng 4 2017 lúc 17:33

Câu 1:

- Trẻ em như búp trên cành

- rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau:

+ trẻ em được so sánh với búp trên cành;

+rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.

-Vì sao các sự vật, sự việc trên lại có thể so sánh được với nhau:

Giữa các sự vật, sự việc so sánh với nhau phải có nét nào đó giống nhau.

- trẻ embúp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…

- rừng đướcdãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…

- Việc so sánh các sự vật, sự việc với nhau như trên có tác dụng gì:

So sánh có tác dụng làm nổi bật cái được nói đến, bộc lộ sự cảm nhận của người nói (viết), gợi ra hình ảnh cụ thể, truyền cảm. Hãy so sánh:

- Trẻ em biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan với Trẻ em như búp trên cành – Biết ngoan ngoãn, biết học hành là ngoan.

- rừng đước dựng lên cao ngất với rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 3:

So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong ví dụ (1) và (2) ở trên); so sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

Lưu Hạ Vy
24 tháng 4 2017 lúc 17:35

Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a. Trẻ em như búp trên cành.

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2:

- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.

- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đướcdãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …

Câu 3:

Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

Nguyễn Huyền Minh
24 tháng 4 2017 lúc 17:41

Câu 1. Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.

a) Trẻ em như búp trên cành

b) rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 2.

Trong các hình ảnh so sánh vừa xác định được thì:

- trẻ em được so sánh với búp trên cành; - rừng đước được so sánh với hai dãy tường thành vô tận.

Sở dĩ có thể so sánh được như vậy bởi vì giữa hai vế có những nét tương đồng:

- trẻ embúp trên cành, giống nhau: non tơ, được nâng niu,…

- rừng đướcdãy trường thành, giống nhau: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc,…

So sánh các sự vật sự việc với nhau như vậy là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 3.

So sánh là thao tác phổ biến, được dùng trong suy nghĩ, nói năng,… Có sự so sánh để làm nổi bật cái được nói đến thông qua liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này là phép so sánh – một biện pháp tu từ. Nhưng cũng có sự so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc (như trong câu văn của Tạ Duy Anh); so sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.

Bình Trần Thị
24 tháng 4 2017 lúc 19:46

1.Hình ảnh so sánh được thể hiện qua những từ ngữ
(1) “Trẻ em như búp trên cành”
(2) “…rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”
b.
(1) Hình ảnh “trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”
(2) “Rừng đước” được so sánh với “hai dãy trường thành vô tận

Bình Trần Thị
24 tháng 4 2017 lúc 19:47

1.Hình ảnh so sánh được thể hiện qua những từ ngữ
(1) “Trẻ em như búp trên cành”
(2) “…rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”

Bình Trần Thị
24 tháng 4 2017 lúc 19:48

2.(1) Hình ảnh “trẻ em” được so sánh với “búp trên cành”
(2) “Rừng đước” được so sánh với “hai dãy trường thành vô tận

Các sự vật, sự việc có thể so sánh với nhau. Bởi
+ Chúng có những nét tương đồng nhất định về bản chất: Trẻ em với búp trên cành đều chỉ những thế hệ non trẻ, cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng
+ Chúng gần nhau về những đặc điểm : Rừng đước với dãy tường thành đều chỉ sự vững chãi, cao lớn và dày đặc

Việc so sánh các sự vật, sự việc nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự vật/ đối tượng được nói đến.
_ Nhấn mạnh đến những khía cạnh nhất định
_ Tạo ra những hình dung, liên tưởng cho người đọc, người nghe, tăng tính truyền cảm.

Nguyễn Thiên Trang
26 tháng 5 2017 lúc 8:50

Trả lời:

1. Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:

- Cầu a: Trẻ em như búp trên cành

- Câu b: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

2. Câu a: Trẻ em được so sánh với búp trên cành

Câu b: Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vồ tận.

- Các sự vật đó so sánh được với nhau là vì giữa chúng có điểm giống nhau nhất định.

- So sánh như vậy để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói vẻ những sự vật được nói đến; làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.

3. Sự so sánh trong câu Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. khác với sự so sánh ưong các câu trên ờ chỗ nó chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
phuonglinh
Xem chi tiết
nguyen kieu trang
Xem chi tiết
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
Xem chi tiết
✨cầu vồng ✨
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nga Pham
Xem chi tiết
Thơm Trieu
Xem chi tiết
Khánh Uyên
Xem chi tiết