Khái quát lịch sử thế giới trung đại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lập Đông

1.Thế nào là chế độ quân chủ

2.Nêu chính sách đối nội và ngoại của các vua Lan Xang

3. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của LS Laò đến giữa thế kỉ XIX

4. Lập niên biểu các giai đoạn LS lớn của Cam pu đến giữa thế kỉ XIX

5. Đông-ti-mo hình thành từ năm nào và đc tách từ nước nào?

6.Lập niên biểu các giai đoạn phát triển LS lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX

7.Chính sách cai trị của Tống và Nguyên có gì khác? Vì sao lại có sự khác nhau đó?

8.Nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học-kĩ thuật vủa nhân dân Trung Quốc thời phong kiến

9. Những mầm giống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh-Thanh đã được nảy sinh như thế nào?

Ann Đinh
5 tháng 10 2018 lúc 17:35

1.

Các giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột, đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) như vậy được gọi là chế độ quân chủ.

2.

Chính sách đối nội:
Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi...
Chính sách đối ngoại:
Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện (Mi-an-ma) vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

3.

Giai đoạn

Nội dung

Thế kỉ XIII - XIV

Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

Thế kỉ XV - XVII

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng.

Thế kỉ XVIII - XIX

Thời kì suy yếu của vương quốc Lan Xang.

Thế kỉ XIX

Lào bị thực dân Pháp xâm lược.

4.

Bảng biểu thị các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia:

Giai đoạn

Nội dung

Đầu thế kỉ VI - VIII

Thời kì hình thành Vương quốc Cam-pu-chia

Thế kỉ VIII - cuối thế kỉ XIII

Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia

Cuối thế kỉ XIII - XIX

Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái

Thế kỉ XIX

Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược

5. Đông timor hình thành vào năm 2002 và từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha .

6.

Thời gian

Nội dung

Đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến: Quốc gia Đại Việt, Cham-pa, thời kì Ăng-co huy hoàng của Cam-pu-chia, vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma),…

Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữ thế kỉ XIX

Các quốc gia Đông Nan Á bước vào thời kì suy yếu.

Từ giữa thế kỉ XIX

Lần lượt các quốc gia Đông Nam Á trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

7.

Chính sách cai trị của nhà Tống

Chính sách cai trị của nhà Nguyên

- Thi hành nhiều chính sách nhằm xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước

- Mở mang các công trình thủy lợi

- Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền

+ Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,…

8.

Những thành tựu lớn của Trung Quốc thời phong kiến:

- Văn hóa:

+ Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

+ Văn học, sử học rất phát triển, đặc biệt là thơ Đường.

+ Nghệ thuật có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.

- Khoa học: Tứ đại phát minh: giấy viết, la bàn, thuốc súng, nghề in,...

- Kĩ thuật: Đóng tàu, khai mỏ, luyện kim,...

9.

Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh:

Vua quan chỉ biết đục khoét của nhân dân để sống xa hoa, trụy lạc. Nông dân, thợ thủ công khôn những phải nộp thuế nặng nề mà còn bắt đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở Kinh đô Bắc Kinh. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, chính quyền phong kiến triều đại Minh - Thanh suy yếu.

Các câu hỏi tương tự
Luna_FAN_O.P
Xem chi tiết
toàn đào
Xem chi tiết
Đoàn Ngọc Thanh Anh
Xem chi tiết
Kiên Mạnh
Xem chi tiết
Dilly_09
Xem chi tiết
Chuột Mun
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nguyễn phạm hoàng anh
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết