1)Thả 5 viên bi vào bình chia độ có chứa sẵn 80cm3 nước, thấy mực nước dâng lên đến cạch 130cm3. Tính thể tích 1 viên bi.
2)Một bình chia độ có mực nước 50cm3, thả hai viên sỏi vào thì mực nước dâng lên 58cm3. Thả tiếp 3 quả nặng vào thì mực nước dâng lên 70cm3. Tính:
a)Thể tích 1 viên sỏi.
b) thể tích 1 quả nặng
3)Một bình chia độ có 800cm3 đang chứa nước ở 1/3 thể tích của bình. Thả một hòn đá vào thì mực nước trong bình dâng lên 4/5 bình. Tính thê tích của hòn đá.
Bài 1:
Tóm tắt:
\(V_1=80cm^3\)
\(V_2=130cm^3\)
_____________
\(V_3=?\)
Giải:
Thể tích của cả năm viên bi là:
\(\Delta V=V_2-V_1=130-80=50\left(cm^3\right)\)
Thể tích của một viên bi là:
\(V_3=\dfrac{50}{5}=10\left(cm^3\right)\)
Vậy thể tích của một viên bi là 10cm3.
Bài 2:
Tóm tắt:
\(V_1=50cm^3\)
\(V_2=58cm^3\)
\(V_3=70cm^3\)
______________
a) \(V_4=?\)
b) \(V_5=?\)
Giải:
a) Thể tích của cả hai viên sỏi là:
\(\Delta V_{12}=V_2-V_1=58-50=8\left(cm^3\right)\)
Thể tích của một viên sỏi là:
\(V_4=\dfrac{\Delta V_{12}}{2}=\dfrac{8}{2}=4\left(cm^3\right)\)
b) Thể tích của cả ba quả nặng là:
\(\Delta V_{23}=V_3-V_2=70-58=12\left(cm^3\right)\)
Thể tích của một quả nặng là:
\(V_4=\dfrac{\Delta V_{23}}{3}=\dfrac{12}{3}=4\left(cm^3\right)\)
Đáp số: a) 4cm3; b) 4cm3.
Bài 3:
Tóm tắt:
\(V_1=800cm^3\)
\(V_2=\dfrac{1}{3}V_1\)
\(V_3=\dfrac{4}{5}V_1\)
___________
\(V=?\)
Giải:
Mức nước có trong bình chia độ là:
\(V_2=\dfrac{1}{3}V_1=\dfrac{1}{3}.800=\dfrac{800}{3}\left(cm^3\right)\)
Mức nước có trong bình chia độ khi thả hòn đá vào là:
\(V_3=\dfrac{4}{5}V_1=\dfrac{4}{5}.800=640\left(cm^3\right)\)
Thể tích của hòn đá là:
\(V_4=V_3-V_2=640-\dfrac{800}{3}=\dfrac{1120}{3}\left(cm^3\right)\)
Đáp số: \(1120cm^3\).