Hướng dẫn soạn bài Ẩn dụ

Phan Bảo Huân

1/Soạn bài ẩn dụ (bạn nào làm đủ yếu mà ngắn thì mình mới tích!)(không cần làm phần Luyện tập)

2/Soạn bài Lượm.

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
26 tháng 2 2017 lúc 12:47

SOẠN BÀI ẨN DỤ

I. Ẩn dụ là gì?

Câu 1:

Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".

Câu 2:

Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.

II. Các kiểu ẩn dụ

Câu 1:

– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

– Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.

– Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức.

Câu 2:

Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 3:

Có 4 kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Bình luận (0)
Linh Mita
26 tháng 2 2017 lúc 12:48
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ẩn dụ là gì? a) Trong khổ thơ dưới đây, ai được ví như Người Cha? Dựa vào đâu để ví như vậy? Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Gợi ý: Bác Hồ được ví như Người Cha. Tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc. b) So hình ảnh Người Cha trong đoạn thơ trên với Người Cha trong câu sau và cho biết sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh. - Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha. Gợi ý: Xem xét bảng sau:
Vế A (cái được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha
Trong đoạn thơ của Minh Huệ, chỉ xuất hiện Vế B (Người Cha), còn Vế A (Bác Hồ) được ngầm hiểu. Cho nên, người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc. 2. Các kiểu ẩn dụ a) thắp, lửa hồng trong câu thơ sau là "cái dùng để so sánh", vậy "cái được so sánh" tương ứng với mỗi hình ảnh này là gì? Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng? - Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức. - Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức. b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt? Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...). Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. c) Mỗi một kiểu tương đồng (như đã phân tích trong các ví dụ trên) là một kiểu ẩn dụ, vậy chúng ta có thể rút ra được những kiểu ẩn dụ nào? Gợi ý: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Ba cách diễn đạt dưới đây có gì khác nhau? Em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao? Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Cách 2: Bác Hồ như Người Cha Đốt lửa cho anh nằm Cách 3: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ) Gợi ý: - Sự khác nhau giữa các cách nói: + Cách 1: nói theo cách bình thường; + Cách 2: có sử dụng so sánh; + Cách 3: sử dụng ẩn dụ. - Trong các cách nói trên, cách nói có sử dụng ẩn dụ vừa mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm. 2. Mỗi phép ẩn dụ trong những câu dưới đây dựa trên nét tương đồng nào của sự vật, hiện tượng? (1) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) (2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) (3) Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) (4) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) Gợi ý: Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được "cái được so sánh" ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. - Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực - đen , đèn - sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). - Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn - rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền - bến tương đồng với người ra đi - người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của "người ở" đối với "kẻ đi" (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất). 3. Trong những câu dưới đây, người viết đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như thế nào? Thử đánh giá về tác dụng biểu đạt của các hình ảnh ẩn dụ ấy. a) Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai. (Hoàng Trung Thông) b) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) d) Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải) Gợi ý: - Các từ ngữ ẩn dụ: + (Ánh nắng) chảy; + (Tiếng rơi) rất mỏng; + Ướt (tiếng cười). - Tác dụng gợi tả hình ảnh, gợi cảm: + Ánh nắng, vốn đem đến cho cảm nhận của chúng ta qua màu sắc, cường độ ánh sáng (nắng vàng tươi, nắng vàng nhạt, nắng chói chang,...); ở đây, đã hiện ra như là một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy đầy vai"; sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy. + Tiếng lá rơi, vốn là âm thanh, được thu nhận bằng thính giác, không có hình dáng, không cầm nắm được; ở đây, nhờ sự chuyển đổi cảm giác, cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác). + Tiếng cười là một loại âm thanh, ta nghe được. Ở đây, người ta như còn nhìn thấy tiếng cười và cảm nhận được tiếng cười qua xúc giác: ướt tiếng cười. Sự chuyển đổi cảm giác trong hình ảnh ẩn dụ này gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên. Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.
Bình luận (0)
Linh Mita
26 tháng 2 2017 lúc 12:49
1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm. Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. - Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế. - Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc. - Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước. 2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp. Lượm tự hào, bởi công việc của mình. - Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang. - Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà). Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến. Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc. 3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo? Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục. Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm. 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động. 5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
Bình luận (1)
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
26 tháng 2 2017 lúc 12:49

SOẠN BÀI LƯỢM

Câu 1:

- Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu. Qua hình ảnh, cử chỉ, lời nói của Lượm ta hình dung ra một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, dễ thương lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau đó, người chú nghe tin Lượm đã hi sinh.

- Chú bé đã bình tĩnh là công việc thường ngày là chuyển những bức thư quan trọng trên chiến tường ác liệt.

- Chú bé bị bắn trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa mà bàn tay cháu vẫn nắm chặt những bông lúa.

--> Theo đó, có thể chia bài thơ thành 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến "cháu đi xa dần..."): Cuộc gặp gỡ ở Huế.

Phần 2 (tiếp đến "hồn bay giữa đồng..."): sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.

Phần 3 (còn lại): Lượm sống mãi với non sông đất nước.

Câu 2: Hình ảnh Lượm rất đáng yêu, đáng mến.

- Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.

--> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.

- Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.

--> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.

- Lời nói:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à

--> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.

- Những yếu tố nghệ thuật láy: Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.

Câu 3:

a. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng

Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

b. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế, Lượm ơi! ...

--> Biểu hiện sự đau xót, tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước sự hy sinh đột ngột của Lượm.

Thôi rồi, Lượm ơi!

--> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

Lượm ơi, còn không?

--> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào "không tin được dù đó là sự thật". Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.

- Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí, vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

Câu 5: Lượm ơi, còn không?

Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi vì tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh. Điệp khúc vang lên như một bài ca mãi không thôi về một anh hùng nhỏ tuổi. Em đã hi sinh nhưng em còn sống mãi trong lòng người Việt Nam.

Bình luận (0)
Nữ Thần Bóng Tối
26 tháng 2 2017 lúc 18:49

1/ẩn dụ

1. Ẩn dụ là gì? a) Trong khổ thơ dưới đây, ai được ví như Người Cha? Dựa vào đâu để ví như vậy? Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm. (Minh Huệ) Gợi ý: Bác Hồ được ví như Người Cha. Tình cảm của Bác Hồ đối với các anh đội viên cũng giống như tình cảm của một người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ cảm nhận của mình về sự giống nhau ấy và thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ Người Cha mái tóc bạc. b) So hình ảnh Người Cha trong đoạn thơ trên với Người Cha trong câu sau và cho biết sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh. - Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha. Gợi ý: Xem xét bảng sau:
Vế A (cái được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Bác Hồ yêu thương các anh đội viên như một Người Cha
Trong đoạn thơ của Minh Huệ, chỉ xuất hiện Vế B (Người Cha), còn Vế A (Bác Hồ) được ngầm hiểu. Cho nên, người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc. 2. Các kiểu ẩn dụ a) thắp, lửa hồng trong câu thơ sau là "cái dùng để so sánh", vậy "cái được so sánh" tương ứng với mỗi hình ảnh này là gì? Về thăm quê Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) Gợi ý: thắp và lửa hồng giống với những gì của hoa râm bụt? Có phải cây râm bụt nở hoa màu đỏ giống như thắp lên những ngọn lửa hồng? - Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức. - Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức. b) Cụm từ nắng giòn tan trong câu sau đây có gì đặc biệt? Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) Gợi ý: Chúng ta vẫn thấy nắng bằng cơ quan cảm giác nào? Thường thì nắng được thấy qua thị giác. Còn giòn tan là cái chúng ta không thể thấy qua thị giác (không thể nhìn thấy giòn tan) mà thường là qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...). Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. c) Mỗi một kiểu tương đồng (như đã phân tích trong các ví dụ trên) là một kiểu ẩn dụ, vậy chúng ta có thể rút ra được những kiểu ẩn dụ nào? Gợi ý: Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Bình luận (0)
Nữ Thần Bóng Tối
26 tháng 2 2017 lúc 18:51

2/SOẠN BÀI LƯỢM

1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.

Bình luận (0)
Vu Thi Quynh Nga
28 tháng 2 2017 lúc 22:59

1/

Soạn bài: Ẩn dụ I. Ẩn dụ là gì?

Câu 1:

Trong khổ thơ, Bác được ví như Người Cha, tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm của mình về Bác và thể hiện ẩn dụ qua hình ảnh "người cha mái tóc bạc".

Câu 2:

Người ta còn nói "ẩn dụ là phép so sánh ngầm", Vế A không xuất hiện trên văn bản, tức là chỉ có cái dùng để so sánh còn cái so sánh thì ẩn đi. Để có thể sử dụng ẩn dụ, giống như so sánh, người viết cũng phải dựa trên mối liên hệ giống nhau giữa các sự vật, sự việc.

II. Các kiểu ẩn dụ

Câu 1:

– Từ thắp chỉ việc dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy.

– Giữa lửa hồngmàu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.

– Giữa thắp lênnở hoa có sự tương đồng về cách thức.

Câu 2:

Cụm từ nắng giòn tan tạo một cảm giác đặc biệt.

Ta có thể nói "Bánh phồng tôm giòn tan" bởi đó là một vật ăn ngon dễ vỡ nát. Ở đây, nắng là sự vật không định hình, không khối lượng. Dùng những hình ảnh vốn được nhận biết bằng những cơ quan cảm giác khác nhau để kết hợp thành một hình ảnh dựa trên những nét tương đồng nào đó, kiểu này thuộc ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Câu 3:

Có 4 kiểu ẩn dụ:

Ẩn dụ hình thức

Ẩn dụ cách thức

Ẩn dụ phẩm chất

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

Câu 1:

- Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu. Qua hình ảnh, cử chỉ, lời nói của Lượm ta hình dung ra một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, dễ thương lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau đó, người chú nghe tin Lượm đã hi sinh.

- Chú bé đã bình tĩnh là công việc thường ngày là chuyển những bức thư quan trọng trên chiến tường ác liệt.

- Chú bé bị bắn trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa mà bàn tay cháu vẫn nắm chặt những bông lúa.

--> Theo đó, có thể chia bài thơ thành 3 phần:

Phần 1 (từ đầu đến "cháu đi xa dần..."): Cuộc gặp gỡ ở Huế.

Phần 2 (tiếp đến "hồn bay giữa đồng..."): sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.

Phần 3 (còn lại): Lượm sống mãi với non sông đất nước.

Câu 2: Hình ảnh Lượm rất đáng yêu, đáng mến.

- Ngoại hình: loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân.

--> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.

- Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí.

--> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy.

- Lời nói:

Cháu đi liên lc Vui lm chú à

--> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này.

- Những yếu tố nghệ thuật láy: Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.

Câu 3:

a. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Vt qua mt trn S chi him nghèo?

Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:

Cháu nm trên lúa Tay nm cht bông Lúa thơm mùi sa Hn bay gia đồng

Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

b. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế, Lượm ơi! ...

--> Biểu hiện sự đau xót, tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước sự hy sinh đột ngột của Lượm.

Thôi ri, Lượm ơi!

--> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

Lượm ơi, còn không?

--> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào "không tin được dù đó là sự thật". Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.

- Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí, vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.

Câu 5: Lượm ơi, còn không?

Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi vì tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh. Điệp khúc vang lên như một bài ca mãi không thôi về một anh hùng nhỏ tuổi. Em đã hi sinh nhưng em còn sống mãi trong lòng người Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Diệp Mỹ Linh
Xem chi tiết
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Tuan anh
Xem chi tiết
Viên Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyen Bao Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Chibi Hoàng Yến
Xem chi tiết
Xubiano Le
Xem chi tiết
KiA Phạm
Xem chi tiết