Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thu Hà

1.So sánh diễn đạt của câu thơ thứ 2 trong bài thơ Rằm tháng giêng ở văn bản phiên âm và dịch thơ, em có nhận xét gì?

2. Ghi lại cảm nhận ngắn gọn của em về cảnh trong hai bài thơ Rằm tháng Giêng và Cảnh khuya.

Giúp mk nha r mk tick cho. Cảm ơn các bạn:))

Thời Sênh
2 tháng 8 2018 lúc 6:52

2.

MỞ BÀI: GIỚI THIỆU VỀ VẺ ĐẸP CỦA ÁNH TRĂNG TRONG HAI BÀI THƠ CẢNH KHUYA VÀ RẰM THÁNG GIÊNG

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được viết vào thời kỳ Bác đang chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Hai bài thơ cũng đều viết về trăng thế nhưng mỗi bài mỗi vẻ. Hình ảnh ánh trăng trong mỗi bài cũng vì thế mà đẹp theo một góc chiếu khác nhau.

Bài liên quan:
>>Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
>>Phân tích giá trị nội dung trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
>>Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương THÂN BÀI: PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA ÁNH TRĂNG TRONG HAI BÀI THƠ CẢNH KHUYA VÀ RẰM THÁNG GIÊNG

Ở bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan tỏa hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hòa gần gũi và tràn đầy sức sống “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng. Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. Trăng chia sẻ với người và người dường như cũng đang muốn tâm sự cùng trăng.

Trăng ở Nguyên tiêu cũng ở trong cảnh tĩnh nhưng nó không chất chứa suy tư. Không giống với Cảnh khuya, trăng ở đây thoáng rộng, phóng túng và tràn trề sức sống hơn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Phân tích vẻ đẹp của ánh trăng trong hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng

Phân tích vẻ đẹp của ánh trăng trong hai bài thơ Cảnh Khuya và Rằm tháng giêng

Trăng xuân, lại là trăng của đêm rằm chính vì thế mà nó tròn đầy viên mãn. Ánh trăng tràn trên khắp mặt sông rồi quện hòa vào cái sức sống của đất trời sông nước. Cái hay cái đẹp của trăng ở bài thơ này không chỉ là sự thi vị mà còn là ở cái sức xuân, cái niềm lạc quan tin tưởng mà nó đang tiếp vào lòng người chiến sĩ. Trăng ở đây thực sự đang chấp cánh bay lên cho những vần thơ.

Có thể nói dù được viết trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, thế nhưng ở cả hai bài thơ, chúng ta đều thấy hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác, Đó là một tâm hồn lạc quan, yêu đời và tha thiết đối với thiên nhiên. Đó cũng là một tâm hồn luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân vì nước.

KẾT BÀI: CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CỦA ÁNH TRĂNG TRONG HAI BÀI THƠ CẢNH KHUYA VÀ RẰM THÁNG GIÊNG

Đọc thơ Bác, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của một cốt cách thanh cao. Bác yêu nước, thương dân và Người cũng luôn sống với thiên nhiên đậm đà, sâu sắc.

Thơ Bác giản dị, tự nhiên, hồn hậu và trong sáng. Vì thế những vần thơ của Bác bao giờ cũng chan hòa, dễ khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 8 2018 lúc 7:43

1)

Dịch thơ: Viết theo dạng thể thơ lục bát

-Hay thuộc vào nội dung, tư tưởng của bài thơ

-Có những phần dịch chưa sát ý:

+"Lồng lộng" với "Nguyệt chính viên"

+Dòng 2 thiếu từ "xuân"

+Từ "ngân" trong dòng thứ tư chưa sát ý với từ "mãn" trong cụm từ "Nguyệt mãn thuyền"

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Trang Thiên
Xem chi tiết
Nguyễn Hưng
Xem chi tiết
Vũ Quỳnh Oanh
Xem chi tiết
Lê Thị Thảo Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
lôi hữu thiên tài
Xem chi tiết
Nguyễn Thiện Văn
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnhh
Xem chi tiết