Đề kiểm tra 1 tiết - đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cheerry. ryy

1.Phát biểu quy luật phân li và phân li đọc lập.

2.Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú ? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp .

3.Làm thế nào để xác định được các kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.

4.Nhiễm sắc thể có cấu trúc như thế nào ?

5.Nêu cấu tạo hóa học và không gian của ADN

6.So sánh đặc điểm cấu tạo của ARN và ADN

7.Ở lúa chín sớm là trội hoàn toàn so với lúa chín muộn .Cho lúa chín sớm lại với lúa chín muộn được F1 : 50% chín sớm : 50 % chín muộn .Hãy xác định kiểu gen của P và viết lại sơ đồ lai.

Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 11 2019 lúc 10:22

Câu 1:

- Nội dung quy luật phân li: Khi đem lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu hình của một cặp tính trạng tương phản thì F1 xuất hiện đồng loạt kiểu hình trội (qui luật đồng tính), F2 phân li theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn (qui luật phân tính)

- Nội dung của quy luật phân li độc lập: "Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử".

Câu 2:

- Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính

Vì sự phân li độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau.

Hai cơ thể có kiểu gen khác nhau tiến hành giao phối sẽ dẫn đến sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau và phát sinh ra nhiều biến dị tổ hợp

Ở loài sinh sản vô tính con cái có kiểu gen và kiểu hình giống mẹ, nên không xuất hiện các biến dị

- Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

Câu 3:

Thực hiện phép lai phân tích để xác định kiểu gen cá thể mang tính trạng trội:

+ Đời con mà phân tính 1:1 => Cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa x aa, Bb x bb,...)

+ Đời con mà đồng tính => Cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội (AA x aa, BB x bb, EE x ee,...)

Câu 4:

Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ờ kì giữa .

Ở kì này, NST gồm hai nhiễm sắc từ chị em (crômatit) gắn với nhau ờ tâm động (eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Nhờ đó, khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào. NST di chuyển về các cực của tế bào. Một sổ NST còn có eo thứ hai .

Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) và prôtêin loại histôn.

Câu 5:

Cấu tạo hóa học Cấu trúc không gian

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

- ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.



ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiểu kim đồng hồ. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn dài 34Â gồm 10 cặp nuclêôtit. Đưcmg kính vòng xoắn là 20Â.

Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), trong đó A liên kết với T còn G liên kết với X. Do NTBS của từng cặp nuclêôtit đã đưa đến tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. Vì vậy, khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.

Theo NTBS, trong phân từ ADN số ađênin bằng số timin và số guanin bằng số xitozin, do đó A T G = T + X. Tỉ số (A + T) / (G + X) trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài.

Câu 6:

Giống nhau: Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch. * Khác nhau: ADN (theo Watson và Crick năm 1953) Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau. Số lượng đơn phan lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X Đường kính: 20Ao, chiều dài vòng xoắn 34Ao (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A) Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 lk, G với X 3 lk) Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z ADN là cấu trúc trong nhân ARN Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X. Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau. Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết. Phân loại: mARN, tARN, rARN ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

Câu 7:

Quy ước: A- Chín sớm, a- chín muộn

F1: Chín sớm/ chín muộn=1/1

=> Kết quả phép lai phân tích: P: Aa (chín sớm) x aa (chín muộn)

Sơ đồ lai:

P: Aa (Chín sớm) x aa (Chín muộn)

G(P):1/2A:1/2a____a

F1: 1/2Aa(Chín sớm):1/2aaa(Chín muộn)

Chúc em học tốt, anh có tổng hợp trên mạng, lần sau anh nghĩ em thử tra mạng trước khi hỏi để tập khả năng thâu tóm kiến thức nha .

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thùy Linh
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Bảo Trâm
Xem chi tiết
HoangQuan
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Dương Ánh
Xem chi tiết
Trần Hoàng Nguyệt Như
Xem chi tiết
Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết