Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Hoàng Luân

1.Phân biệt sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở động vật? Cho ví dụ?

2.Trình bày đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn?

3.So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu? Từ đó rút ra sự tiến hoá?

4.So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim?

5.Em kể tên 5 loại động vật quý hiếm mà em biết? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đưa ra những nguy cơ làm giảm số lượng động vật quý hiếm? Theo em cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm?

6.Phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ? Ví dụ?

7.Chứng minh lớp thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất?

8.Đa dạng sinh học là gì? Theo em làm thế nào để bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam?

9.Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

10.Nêu các biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học thường gặp ở địa phương em?

^.^ Giúp mình với mình sắp thi họ kì rồi^.^

❤Cô nàng ngốc ❤
30 tháng 4 2018 lúc 10:41

Câu 1: Phân biệt sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở động vật? Cho ví dụ?

Sinh sản vô tính :là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).

VD : Sự sinh sản phân đôi ở trùng roi là sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính (có Ưu thế hơn sinh sản vô tính). Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

VD : Sự sinh sản ở các loài động vật như chó , mèo ,... là hình thức có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái là sinh sản hữu tính.

Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi đời sống hoàn toàn ở cạn?

- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn là :

- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển.

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn.

Câu 3: So sánh hệ tuần hoàn của ếch với chim bồ câu? Từ đó rút ra sự tiến hoá?

- Giống nhau :Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn

- Khác nhau :+ Chim bồ câu :

Tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ - 2 tâm thất )

Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ trươi

+Thằng lằn bóng đuôi dài:

Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ - 1 tâm thất )

Máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha

tiến hoá: chưa phân hoá→tim chưa có tâm nhĩ, tâm thất→tim 2 ngăn→tim 3 ngăn→tim 4 ngăn.

Câu 4: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim?

Kiểu bay vỗ cánh Kiểu bay lượn
Cánh đập liên tục Cánh đập chậm rãi, không liên tục, cánh dang rộng mà không đập
Khả nâng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió

5.Em kể tên 5 loại động vật quý hiếm mà em biết? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đưa ra những nguy cơ làm giảm số lượng động vật quý hiếm? Theo em cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm?

*5 loại đv quý hiếm mà em biết: Tê Tê Châu Phi , Sói bờm – loài chó lớn nhất ở Nam Mỹ , Con cầy đen, tên tiếng Anh là Bearcat , Thú mỏ vịt, sống ở phía đông và bang Tasmania của Úc , Ếch ở hồ Titicaca, “hồ Titicaca” là hồ nước ngọt lớn nhất Nam Mỹ .

* Nguyên nhân gây suy giảm số lượng các loài động vật quý hiếm?

- Do điều kiện sống không thích hợp: lượng thức ăn không đủ, khí hậu biến đổi,..

- Do sự săn bắt trái phép của nhiều thợ săn đồng thời sự phá hoại chúng.

*Biện Pháp:

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

- Bảo vệ rừng và môi trường sống của chúng.

- Ngăn chặn, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, Những hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu và xử lí nghiêm khắc.

- Tuyền truyền, giải thích, vận động mọi người bảo vệ động vật quý hiếm.

- Mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ động vật quý hiếm.

6.Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?VD?

Ví dụ:

-Thú guốc chẵn: Hươu cao cổ, lạc đà, hà mã, linh dương ,............

- Thú guốc lẻ: Ngựa, tê giác, lợn vòi,.......

7. Lớp thú là lớp có tổ chức cao nhất vì:

- Là động vật hằng nhiệt

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể

- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm

- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

- Bộ não phát triển đặc biệt ở bán cầu não và tiểu não.

- Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ.

8.

- Đa dạng sinh học là: Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loàisinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh họcđược xem xét theo 3 mức độ: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là:

+) Nghiêm cấp khai thác rừng bừa bãi

+) Bảo vệ môi trường

+) Không săn bắn trái phép những động vật hoang dã

+) Thuần hóa lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng của loài .

9.

Đặc điểm chung cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

10 .Các biện pháp đấu tranh sinh học.

vd :

Sinh vật gây hại:sâu

Thiên địch:chim sâu