Câu 1:
+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo
Câu 2:
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra do
+ Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
+ Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
+ Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
+ Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
+ Trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào được chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào. Còn trao đổi khí ở tế bào thì: oxi từ hồng cầu -> tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic -> mao mạch
Câu 3:
Gan tham gia vào quá trình bài viết bằng cách:
+ Nhiều kênh đưa máu và mật chạy giữa các tế bào gan.
+ Máu từ các cơ quan tiêu hóa đi qua tĩnh mạch cửa gan, mang theo các chất dinh dưỡng, thuốc và chất độc hại.
+ Khi các chất này đến gan được xử lý, dữ trữ, thay đổi hoặc trả lại vào máu hay tiết ở ruột để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
=> Bằng cách này, gan có thể đào thải ra ngoài cơ thể rượu và các sản phẩm phụ trong qua quá trình chuyển hóa thuốc.
Câu 4:
Gan đảm nhiệm các chức năng ờ cơ thể người như sau:
+ Tiết ra dịch mật giúp tiêu hoá lipit.
+ Khử các chất độc (lẫn lộn với chất dinh dưỡng) vào được trong mao mạch máu.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.