Ôn tập học kỳ II

Mai Anh Thư

1.Nhiệt phân muối kali clorat ( có xúc tác) thì thu được 3.5 lít khí oxi ở đktc.

a) viết pthh xảy ra

b) tính KL muối thu được sau khi p.ứng

c) lượng khí oxi thu được ở trên có đốt cháy hết 12g lưu huỳnh không? Vì sao?

2. Biết rằng dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh. Hãy nêu cách phân biệt các dung dịch: KOH, H2SO4, Ca(NO3)2

3. Điện phân hoàn toàn 20g H2O. Tính thể tích H2 và O2 thu được sau p.ứng (đktc)

4. Hòa tan 13g chất A vào nước, được dung dịch A có nồng độ 25 phần trăm

a) Tíng KL dd A thu được

b) Tính KL nước cần dùng cho sự pha chế.

Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 5 2017 lúc 20:16

Bài 3:

PTHH: 2H2O -đp-> 2H2 + O2

Ta có: \(n_{H_2O}=\dfrac{20}{18}=\dfrac{10}{9}\left(mol\right)\\ =>n_{H_2}=n_{H_2O}=\dfrac{10}{9}\left(mol\right)\\ n_{O_2}=\dfrac{\dfrac{10}{9}}{2}=\dfrac{5}{9}\left(mol\right)\\ =>V_{H_2\left(đktc\right)}=\dfrac{10}{9}.22,4\approx24,9\left(l\right)\\ V_{O_2\left(đktc\right)}=\dfrac{5}{9}.22,4\approx12,45\left(l\right)\)

Bình luận (0)
ttnn
19 tháng 5 2017 lúc 20:18

Bài 2:

Mỗi chất lấy một lượng nhỏ cho vào các lọ, đánh số

- Nhúng quỳ tím vào từng lọ

+ dd nào làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4

+ dd nào làm quỳ tím hóa xanh là KOH

+ dd nào làm quỳ tím không đổi màu là Ca(NO3)2

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 5 2017 lúc 20:27

Bài 1:

a, PTHH: 2KClO3 -to, xt-> 2KCl +3O2 (1)

b, Ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{3,5}{22,4}=0,15625\left(mol\right)\)

=> \(n_{KCl}=\dfrac{2.0,15625}{3}\approx0,104\left(mol\right)\\ =>m_{KCl}=0,104.74,5=7,748\left(g\right)\)

c, PTHH: S + O2 -to-> SO2

Ta có: \(n_{O_2\left(2\right)}=n_{O_2\left(1\right)}=0,15625\left(mol\right)\\ n_S=\dfrac{12}{32}=0,375\left(mol\right)\\ =>\dfrac{0,15625}{1}< \dfrac{0,375}{1}\)

=> O2 hết, S dư nên tính theo \(n_{O_2}\)

=> Vậy lượng S không cháy hết (vì còn dư)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 5 2017 lúc 20:19

Bài 2:

- Dùng quỳ tím để nhận biết (phân biệt) các chất: KOH, H2SO4 và Ca(NO3)2.

+ Vì dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh -> Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh => Nhận biết dd KOH.

+ Vì dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ -> Dung dịch là quỳ tím hóa đỏ => Nhận biết dd H2SO4

+ Dung dịch còn lại, không làm quỳ tím đổi màu (do không là dd bazơ cũng chẳng phải dd axit) => Nhận biết dung dịch Ca(NO3)2.

____________________Phân biệt hoàn tất__________________________

Bình luận (0)
Mỹ Duyên
19 tháng 5 2017 lúc 20:33

Bài 1:

a) PTHH: 2KClO3 -> 2KCl + 3O2

b) Ta có: \(n_{O_2}\) = \(\dfrac{3,5}{22,4}\) = 0,15625 mol

Cứ 2 mol KCl -> 3 mol O2

0,1 mol <- 0,15625 mol

=> mKCl = 0,1 x 74,5 = 7,45 (g)

c) PTHH: S + O2 -> SO2

nS = \(\dfrac{12}{32}\) = 0,375 mol

\(\dfrac{0,375}{1}\) > \(\dfrac{0,15625}{1}\) => S dư => O2 trên ko đủ để p/ứ

P/s: Mk sợ sai lắm!!!

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Long
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thắng
Xem chi tiết
Lê Thanh Hải
Xem chi tiết
Sinh Trươnq
Xem chi tiết
nam do duy
Xem chi tiết
Phương Lê
Xem chi tiết
Hắc Lang
Xem chi tiết
Mã Phương Nhi
Xem chi tiết