Sinh học 7

Anh Nguyễn

1.Nêu sự đẻ con (thai sinh) ở thỏ hoang ? Tại sao sự đẻ con ở thỏ hoang có sự tiến bộ hơn thằn lằn bóng đuôi dài?

2.Nêu các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm. Cho ví dụ từng loại cấp độ.

3. Nêu nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay như thế nào?

4. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học? Mỗi biện pháp cho 1 VD. Đấu tranh sinh học có ưu điểm j?

M.n giúp nha.

Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 21:32

Câu 2:

Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR), ví dụ: ốc xà cừ, hươu xạ; giảm 50% thì được xếp vào

Cấp độ nguy cấp (EN), ví dụ: tôm hùm đá, rùa núi vàng; giảm sút 20% thì được xếp vào cấp độ sẽ nguy cấp (VU), ví dụ như: cà cuống, cá ngựa. Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn (sống trong điều kiện được bảo vệ) thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR), ví dụ: gà lôi trắng, khướu đầu đen, khi vàng, sóc đỏ.

Bình luận (2)
Yetsuno Kame
5 tháng 5 2017 lúc 17:35

Câu 4 :
- Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của các sinh vật gây hại.
* Các biện pháp đấu tranh sinh học :
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt các sinh vật có hại.
VD : cóc ăn sâu bọ vào ban đêm, mèo bắt chuột...
- Sử dụng những thiên địch để trứng kí sinh vào sinh vật hay gây hại hay trứng của sâu hại.
VD : Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng của sâu xám => ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ở sinh vật hại.
VD : Dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh, hạn chế sự phát triển của thỏ
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
VD : Ở Mỹ, loài ruồi gây bệnh loét da ở bò. Người ta tuyệt sản ruồi đực để ruồi cái không sinh sản được.
* Ưu điểm :
- Tiêu diệt được loài sinh vật có hại, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không ảnh hưởng xấu tới sinh vật và sức khỏe con người.
Câu 3:
* Nguy cơ :
- Là do con người khai thác rừng, du canh, du cư, xây dựng đô thị... làm mất môi trường sống của động vật.
- Việc săn bắn, buôn bán trái phép, bừa bãi, việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, chất thải gây ô nhiễm môi trường sống.
* Biện pháp :
+ Xây dựng, mở rộng và bảo vệ hệ thống vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
+ Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân về đa dạng sinh học.
+ Nghiêm cấm việc buôn bán các đồ vật được làm từ thú, nếu thấy buôn bán, vận chuyển trái phép phải báo ngay các cơ quan địa phương hoặc đường dây nóng để xử lí.
Câu 1 :
* Sự đẻ con, thai sinh ở thỏ :
- Đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.
- Trong ống dẫn trứng, trứng được thụ tinh trong và phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.
- Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được nuôi bằng sữa mẹ.


Bình luận (0)
Yetsuno Kame
5 tháng 5 2017 lúc 17:38

- Câu 1 ( Phần sau còn thiếu ) :
Sự đẻ con của thỏ hoang tiến bộ hơn thằn lằn vì :
+ Thai sinh không bị lệ thuộc vào nãn hoàng trong trứng như thằn lằn đẻ trứng.
+ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển.
+ Con non được nuôi bằng sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, không phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Thu Phương
Xem chi tiết
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
trần minh thùy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Nhung
Xem chi tiết
Nhung Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Ninh Duy Sơn Anh
Xem chi tiết
ylinh2003
Xem chi tiết
Võ Ngọc Kim Ngân
Xem chi tiết