Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Trần Minh Anh

1."Một thước núi,một tấc sông của nước ta lẽ nào lại nên vứt bỏ?...Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc,thì phải tội tru di".

a.Câu nói đó là của ai? Câu nói đó thể hiện điều gì?

b.Em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

2."Hiền tài là nguyên khí quốc gia,nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh ,rồi lên cao,nguyên khí suy thì thế nước yếu,rồi xuống thấp".

a.Câu nói đó là của ai?

b.Nhà Lê đã có những việc làm như thế nào để thể hiện việc trọng dụng hiền tài quốc gia?

Vũ Minh Tuấn
4 tháng 3 2020 lúc 18:35

Câu 1:

a) Câu nói đó là của vua Lê Thánh Tông. Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị.

b)

-Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị, xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.

- Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng xác định:'' xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc tổ quốc, độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội,...., giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ''.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Minh Hằng
4 tháng 3 2020 lúc 18:44

Câu 1: Câu nói trên của vua Lê Thánh Tông.

Câu 2: Câu 2 là của Thân Nhân Trung - Một hiền tài, một quan thời Hậu Lê.

Để trọng dụng hiền tài Quốc gia , Nhà Lê sơ đã:

- Coi trọng khoa cực, giáo dục: Vua Lê Thánh Tông đã nói: "Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà kén chọn kẻ sĩ, phải lấy thi cử làm đầu...".

Các vua thời Lê sơ rất coi trọng việc thi cử. Chính vì thế mà Quốc Tử Giám thời lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập. Nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám sinh còn được cấp học bổng và học phẩm.

- Quy chế khoa cử được kiện toàn.

- Thi hành chính sách trọng sĩ trong các lễ xướng danh, ban mũ áo, thiết yến tiệc, vinh quy. Mọi tiến sĩ đều được khắc bia đá đặt tại Văn Miếu.

Cơ bản là có những ý này! Chúc em học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
Hồng Ngọc -7A
Xem chi tiết
Minh Phước Lê
Xem chi tiết
Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Đông Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thảo
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Võ Duy Danh Phan
Xem chi tiết