1.Một quả cầu A bằng kim loại có khối lượng 540g,TT 200\(cm^3\).
a.Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của quả cầu A.
b.Một quả cầu B bằng sắt có thể tích bằng thể tích của quả cầu A ở trên nhưng có khối lượng1,17 kg thì đặc hay rỗng?Tại sao?Nếu quả cầu B rỗng,hãy tính thể tích phần rỗng?(Cho khối lượng riêng của sắt bằng 7800 kg/\(m^3\) .
Đổi: 540g = 0,54kg
200cm3 = 0,0002m3
a)Khối lượng riêng của quả cầu A là:
D = \(\dfrac{m}{V}\) = \(\dfrac{0,54}{0,0002}\) = 2700(kg/m3).
Trọng lượng riêng của quả cầu A là:
d = 10.D = 10.2700 = 27000(N/m3).
b)Ta có: Dsắt = 7800N/m3
⇒Khối lượng của quả cầu B là:
m = D.V = 7800.0,0002 = 1,56(kg).
Vì 1,17 < 1,56 ⇒ Quả cầu rỗng.
Thể tích phần đặc là:
Vđ = \(\dfrac{m}{D}\) = \(\dfrac{1,17}{7800}\) = 0,00015(m3).
Thể tích phần rỗng của quả cầu B là:
Vr = 0,0002 - 0,00015 = 0,00005(m3) = 50cm3.