1)Một người bán dầu chỉ có 1 cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây ?
A .Khách cần mua 1,4 lít B.Khách cần mua 3,3 lít C.Khách cần mua 2,5 lít D. Khách cần mua 3,7 lít
2)Dụng cụ không đo được thể tích chất lỏng là :
A. Ca đong có ghi sẵn dung tích B.Bình chia độ C. Bình tràn D.Xi lanh có ghi sẵn dung tích
3)Dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước và chìm trong nước
Ban đầu mực nước trong bình là 1,4 ml, sau khi bỏ vật rắn vào thì mực nước là 19ml. Thể tích của vật rắn này là :
A.5ml B.14ml C.33ml D.19ml
4)Hai lít =
A.2 mi li mét khối B. 2cen ti mét C.2 đề xi mét D.2 mét khối
5)Dụng cụ nào để đo trọng lượng của vật
6)Một vật có khối lượng là 100g thì trọng lượng là:
A.1N B.10 N C.100N D.1000N
7)Để đo chiều rộng bàn học không nên dùng thước
A.Thước dây B.Thước thẳng C.Thước cuộn D.Thước kẹp
8)Lực nào sau đây là lực đẩy ?
A.Lực do nam châm tác dụng vào viên bi sắt
B.Lực do gió tác dụng lên cách buồm của thuyền buồm
C.Lực do người tác dụng để đưa cái gàu của giếng lên trên
D.Lực do dây cao su bị dãn tác dụng lên tay khi dùng để làm dãn dây cao su đó
9)Dùng lực kế có thể xác định trực tiếp
A.trọng lượng của vật B.trọng lượng riêng của vật C.khối lượng của vật D.khối lượng riêng của vật
10)Đơn vị trọng lượng là gì ?
11)Điền vào chỗ chấm
Khối lượng : 285 g 14,8 kg ................. 60 tạ 250 g
Trọng lượng .......... ............. 587 N .............. .........
12)Đơn vị của lực là :........
13)Em hãy nêu các kết quả tác dụng của lực ? Cho ví dụ minh họa cho từng tác dụng ấy ?
14)Nêu cách bước tiến hành đo thể tích 1 chiếc ổ khóa ( không bỏ lọt bình chia độ) ?
15)Có ba chiếc can , can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can thứ hai ghi 8 lít , can thứ 3 ghi 5 lít .Làm thế nào để trong can thứ 1 còn 7 lít ?
116)Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng tới 100cm3.Thể tích hòn đá là bao nhiêu? ( Trình bày rõ cách làm)
15) Đổ nước từ can thứ nhất sang đầy can thứ hai, như vậy can thứ nhất còn 2 lít. Đổ nước từ can thứ hai sang đầy can thứ ba, như vậy can thứ ba có 5 lít. Đổ nước lại từ can thứ ba sang can thứ nhất, như vậy can thứ nhất có 7 lít.
13)
Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Ví dụ:- Lực làm vật biến đổi chuyển động:
+Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.
+Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi chuyển động.
+ Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu vào tường.
- Lực làm vật biến dạng:
+ Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.
+Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng
+Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng.
- Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:
+ Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh biến đổi chuyển động.