1.Hãy kể tên 5 ngành động vật mà em học từ đầu năm đến nay ? Nêu đại diện động vật của mỗi ngành?
2.Ngành chân khớp gồm mấy lớp? Đó là những lớp nào ?
3.Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
4.Nêu ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm?
5.Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
6.Hô hấp của châu chấu khác với tôm như thế nào?
7.Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ?
Ai nhanh mình tick cho nhá!!!!!
1. Ngành động vật nguyên sinh
Ngành ruột khoang :thủy tức
Các Ngành Giun:Giun dẹp:sán lông
Giun tròn:
Giun đốt:giun đất
Ngành thân mềm:trai sông
Ngành chân khớp
2 Ngành chân khớp có 3 lớp : - Lớp giáp xác
- Lớp hình nhện
-Lớp sâu bọ
3. - Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
4. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm?
Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.5.Vì lớp vỏ cơ thể của châu chấu là vỏ cuticun mà vỏ cuticun rất cứng và kém đàn hồi => Khi lớn lên châu lớn lên, vỏ cũ bong ra để vỏ mới hình thành và trong khoảng thời gian khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng
6. Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp Giáp xác (chúng hô hấp bằng mang).
7. Vai trò thực tiễn
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,..
Câu 1: Các ngành động vật mà em học từ đầu năm đến nay là: Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang,các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp
Câu 2: Ngành chân khớp gồm 3 lớp. Đó là:
-Lớp giáp xác
-Lớp hình nhện
-Lớp sâu bọ
Câu 3: Hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển vì hệ tuần hoàn ko có vai trò vận chuyển khí giống các loài khác nên đơn giản hơn
Câu 4:
-Nhờ có chất canxi đã tạo cho lớp vỏ kitin của tôm sông cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển và có tác dụng như bộ xương
-Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi màu sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống và nhờ vậy tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù
Câu 5: Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành vì vỏ của châu chấu kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành
Câu 6:
-Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào
-Tôm sông thì lại hô hấp bằng mang
Câu 7:
+Lợi ích
- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thực phẩm
- Thụ phấn cho cây trồng
- Thức ăn cho động vật khác
- Diệt các sâu hại
+ Tác hại
- Hại hạt ngũ cốc
- Truyền bệnh