1.Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc ở phía Bắc với đường biên giới dài 505 km; giáp Campuchia ở phía Nam với đường biên giới dài 535 km; giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma ở phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km; giáp với Thái Lan ở phía Tây với đường biên giới dài 1835 km.[1]
Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.
Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng
Lá cờ này hình chữ nhật, tỷ lệ hai cạnh là 2:3. Lá cờ được chia thành 3 dải ngang gồm một dải màu xanh ở giữa có chiều rộng bằng hai lần chiều rộng của hai dải màu đỏ ở phía trên và phía dưới. Ở giữa dải xanh có một hình tròn màu trắng (đường kính bằng 0,8 lần chiều rộng dải xanh).
Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập, còn màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Vòng tròn trắng tượng trưng cho Mặt Trăng trên dòng sông Mekong cũng như sự thống nhất đất nước.
3.
Giai đoạn |
Nội dung |
Thế kỉ XIII - XIV |
Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ. |
Thế kỉ XV - XVII |
Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng. |
Thế kỉ XVIII - XIX |
Thời kì suy yếu của vương quốc Lan Xang. |
Thế kỉ XIX |
Lào bị thực dân Pháp xâm lược. |