Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Linh Hương

1.dân cư nước ta phân bố như thế nào? nguyên nhân của sự phân bố đó? giải pháp

2.trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố năng nghiệp và công nghiệp

3.trình bày nội dung công cuộc đổi mới nền kinh tế việt nam

4.nêu những dẫn chứng về tiềm năng du lịch của nước ta

5. nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta

Nguyễn Công Tỉnh
15 tháng 10 2018 lúc 17:59

1.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:
Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

Huỳnh lê thảo vy
15 tháng 10 2018 lúc 18:11

4,.Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải)

Huỳnh lê thảo vy
15 tháng 10 2018 lúc 18:09

1, Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:

+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).

+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).

Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.

+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.

+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…

Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:

- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:

Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.

* Hậu quả:

- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng: trong khi đồng bằng dân số tập trung rất đông nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn -> việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng bằng và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất Nhà nước bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh -> nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

2,undefined

Huỳnh lê thảo vy
15 tháng 10 2018 lúc 18:11

3,

Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử nghiệm, trong quá trình này cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi ngay mà lùi dần, có lúc, có nơi còn chiếm ưu thế hơn cái mới, nhưng xu hướng chung là cái mới dần dần được khẳng định và đưa tới thành công.

Điểm nổi bật của công cuộc đổi mới ở Việt Nam là luôn luôn lấy sự ổn định chính trị - xã hội làm tiền đề, làm điều kiện tiên quyết cho sự nghiệp đổi mới, phát triển và chính sự phát triển đó sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số; khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới.

Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5 năm (1993-1998), thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 2,45 lần.

Một đặc điểm khác đáng chú ý nữa là sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm, trước hết phải đổi mới tư duy về kinh tế. Nhờ định hướng đúng đắn mà những yêu cầu cấp thiết của nhân dân ta về sản xuất và đời sống được giải quyết, đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, tự nó trở thành động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành nhiều thắng lợi.

Song song với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã hội, văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khoa học - công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo được Nhà nước hết sức chăm lo. Nhà nước coi chính sách phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ đang được thực hiện ở hầu hết các ngành học thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ cũng như khoa học xã hội và nhân văn.

Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tháng 3-1996, Việt Nam đã tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) gồm 10 nước châu Á và 15 nước châu Âu với tư cách thành viên sáng lập. Tháng 10-2004, Hội nghị ASEM lần thứ năm đã họp tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Tháng 11-1998, Việt Nam đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương ở ven hai bờ Thái Bình Dương.

Chính trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu đạt 2,752 tỷ USD, tính chung bốn năm từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân bốn năm khoảng 14,6%. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người.

Đổi mới ở Việt Nam đã kết hợp được nội lực và ngoại lực. Tháng 12-1987, Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ thời gian ấy đến nay, đất nước ta đã thu được hàng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài với hàng nghìn dự án, trong số đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói rằng, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng cao.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, thông qua các dự án hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Những thành tựu đổi mới trên bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Việc đổi mới tư duy mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra rất khái quát, nhưng hết sức cơ bản và có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới về sau. Khi công cuộc đổi mới được triển khai và đi vào chiều sâu thì đổi mới tư duy càng được đẩy mạnh. Bất cứ một sự ngưng trệ nào trong tư duy cũng đều làm ngưng trệ sự đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tiễn đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội vừa là kết quả đổi mới tư duy, lại vừa đặt ra những yêu cầu mới cho việc tiếp tục đổi mới tư duy ở trình độ cao hơn.

Ở Việt Nam, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà làm cho chủ nghĩa xã hội đi tới thắng lợi. Đổi mới không phải là phủ định quá khứ mà khẳng định những gì hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, bổ sung những nhận thức mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới.

Thực hiện được những điều trên đây thực sự là cuộc đấu tranh phức tạp giữa cái đúng và cái sai, giữa tiến bộ và lạc hậu, lỗi thời, giữa cái mới thúc đẩy sự phát triển và cái cũ cản trở sự phát triển. Tiêu chuẩn để phân biệt những mặt trái ngược đó chính là thực tiễn - kết quả về kinh tế, xã hội giành được trong thời kỳ đổi mới.

Thành tựu đổi mới ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trên một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có hai thành phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang mô hình mới - kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài), trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng các hình thức sở hữu, đa dạng các hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất. Đây là đổi mới căn bản mà ý nghĩa sâu xa của nó là tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đã mở đường giải phóng mọi tiềm năng xã hội, giải phóng sức sản xuất. Nhân tố quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất là con người: Người lao động làm chủ, được thúc đẩy bởi quy luật lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân của người lao động là động lực trực tiếp và là cơ sở để thực hiện phát triển lợi ích của tập thể và của toàn xã hội.

Thứ hai, từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Điểm nổi bật trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới có tính chất đột phá là từ chỗ về cơ bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, chuyển sang coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Còn kế hoạch mang tính định hướng, điều tiết ở tầm vĩ mô, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.

Cơ chế thị trường thừa nhận cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng đồng thời dẫn tới sự chênh lệch, sự phân hóa giàu nghèo. Đây là mặt trái của cơ chế thị trường.

Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải có chính sách đúng đắn để cho cơ chế thị trường đẩy sự phân hóa giàu nghèo vượt qua giới hạn cho phép. Việt Nam đã giải quyết vấn đề này bằng chính sách xóa đói, giảm nghèo được thực hiện tương đối hiệu quả.

Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, đại diện của nhiều tổ chức và nhà tài trợ quốc tế đã đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, đổi mới hệ thống chính trị từ chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn liền với tôn trọng luật pháp, kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam gồm ba phần cấu thành: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Nói đổi mới hệ thống chính trị thực chất là đổi mới tổ chức, cán bộ và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị đó. Cụ thể là:

- Đảng Cộng sản Việt Nam “lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng... Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”1.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, định ra pháp luật, tổ chức quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, kế hoạch và các chính sách cụ thể. Lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, nhờ vậy đã có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân tộc nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. “Các đoàn thể nhân dân, tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên, vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội”2.

Thành tựu đạt được trong việc thực hiện đổi mới hệ thống chính trị là đáng kể. Đổi mới đã tạo ra bầu không khí dân chủ và cởi mở trong xã hội, đã thiết lập được các cơ chế và chính sách để thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Tất cả những điều vừa trình bày trên đây đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.

Thành tựu này được các nước trong khu vực cũng như các đối tác có quan hệ với Việt Nam thừa nhận và xem đây là một thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Hường Lưu Thị Thu
Xem chi tiết
Đặng Đức
Xem chi tiết
duong nguyenvan
Xem chi tiết
Quỳnh Trần
Xem chi tiết
Khương Diệu
Xem chi tiết
Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Anh
Xem chi tiết
Yen Nguyễn Trương Hoàng
Xem chi tiết