18 Xác định nồng độ % của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo đktc đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (D = 1,34g/ml).
19 Vì sao người ta có thể điều chế Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4đặc và MnO2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F2? Bằng cách nào có thể điều chế được F2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
20 Cho 200g dung dịch AgNO3 8,5% (D = 1,025g/ml) tác dụng với 300ml dung dịch HCl. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng
1) Có: \(n_{Cl_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: \(Cl_2+2KBr\rightarrow2KCl+Br_2\)
Số mol: \(0,2\left(mol\right)->0,4\left(mo\right)\)
Theo phương trình, \(n_{KBr}=2n_{Cl_2}=2.0,2=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{KBr}=0,4.119=47,6\left(g\right)\)
Mặt khác, mdung dịch KBr = \(88,81.1,34=119\left(g\right)\)
\(\Rightarrow\) C%dung dịch KBr = \(\dfrac{47,6}{119}.100\%=40\%\)
2)
3) Có: C%dung dịch \(AgNO_3\) = 8,5%; mdung dịch \(AgNO_3\)= 200 (g)
\(\Rightarrow m_{AgNO_3}=\dfrac{200.8,5}{100}=17\left(g\right)\)
\(\Rightarrow n_{AgNO_3}=\dfrac{17}{170}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: \(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl+HNO_3\)
Số mol: 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
Theo phương trình trên , ta có: \(n_{AgNO_3}=n_{HCl}=n_{AgCl}=n_{HNO_3}=0,1\left(mol\right)\)
Mặt khác, theo đề: 200 (g) dung dịch AgNO3 (D = 1,025 g/ml)
\(\Rightarrow V_{AgNO_3}=\dfrac{200}{1,025}=195\left(ml\right)=0,195\left(l\right)\)
Có: \(V\)dung dịch sau phản ứng = \(V_{AgNO_3}+V_{HCl}=0,195+0,3=0,495\left(l\right)\)
Sau phản ứng thu được kết tủa AgCl và dung dịch HNO3 nhưng nồng độ mol chỉ áp dung cho dung dịch.
\(\Rightarrow\) CM dung dịch \(HNO_3\) = \(\dfrac{0,1}{0,495}=\dfrac{20}{99}\left(M\right)\)