14**/ Cho các sự kiện lịch sử sau:
Thời gian |
Nội dung |
2 – 1945 |
Hội nghị tại I-an-ta (Liên Xô). |
4 – 1949 |
Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). |
5 – 1955 |
Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. |
12 – 1989 |
Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
a. Chỉ ra mối liên hệ giữa các sự kiện trên.
b. Xác định hai sự kiện đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới và giải thích.
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).
-Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
- Ngày 4-4-1949, Mĩ và 11 nước phương Tây đã kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức hiệp ước Vácsana, một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức hiệp ước Vácsana đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
-Trong thời kì Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới, với những hình thức và mức độ khác nhau, đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô-Mĩ.
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu,...
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ dẫn tới xu thế hợp tác xuất hiện trên thế giới.
- Sự suy giảm về kinh tế, đặc biệt là Liên Xô.
- Liên Xô và Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
=>Tháng 12/1989, tại Manta, Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Hội nghị Ianta đã có quyết định phân chia ảnh hưởng giữa các nước đế quốc với nhau,
– Ở châu Âu có sự phân chia hai cực rõ ràng, phân định chặt chẽ – Đông Âu: ảnh hưởng của Liên Xô – xã hội chủ nghĩa, Tây Âu ảnh hưởng của Mỹ – tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên ở châu Á: tình hình không hẳn như thế, nó đã bị “vi phạm” ngay từ đầu và tình hình trong khu vực diễn ra ngày càng có chiều hướng khác với sự đối đầu của hai phe (thí dụ : tình hình ở Trung Quốc, bán đảo Đông Dương,…).
– Các dân tộc châu Á đã không cam chịu chấp nhận cái khu vực “phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây” như một thiết chế của Trật tự hai cực. Phong trào giải phóng dân tộc đã trực tiếp làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc thực dân phương Tây – một cực trong Trật tự Ianta và thực tế đã là một nhân tố làm rạn nứt, xói mòn quyền lực đưa tới sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta.
Mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là mâu thuẫn về quyền lợi. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh thế giới như Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai mà nó là cuộc Chiến tranh lạnh. Sự mâu thuẫn đó chia thành hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là Liên Xô và Mĩ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.