"Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về ..."
Câu 1:
a) Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
b) Khi ở trong tù, tác giả đã nghe được những âm thanh nào?
c) Đọc đoạn thơ, em hiểu gì về người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày?
Câu 2:
a) Chỉ ra một câu cảm thán có trong văn bản trên. Vì sao em biết đó là câu cảm thán?
b) Em hãy đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và cho biết đó là tâm trạng, cảm xúc gì?
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
"Cô đơn thay là cảnh ngồi tù
tai mở rộng và lòng sói rạo rực
tôi lắng nghe tiếng đời lăn nào nức
ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu"
(Tâm tư trong tù-Tố Hữu)
Câu 1: Những câu thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học ở chương trình ngữ văn 8? chép lại chính xác 6 câu thơ đầu của bài thơ đó
Câu 2:Trọng đoạn thơ trên em vừa chép có âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình đó, âm thanh đó là gì? vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hôn cảu nhân vật như vậy ?
Câu 3: Kể tên một văn bản khác có hoàn cảnh ra đời tương tự với bài thơ được xác định ở câu hỏi 1 mà em đã học trong chương trình ngữ văn 8 và ghi rõ tên tắc giả
Phần II
Nguyễn trãi đã mở đầu bài "Bình Ngô đại cáo" của mình như sau:
"Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điểu phạt trước lo trừ bạo"
Câu 1: Qua hai câu thơ đầu trong văn bản "Nước Đại Việt ta", Nguyễn Trãi đã nêu lên tư tưởng gì, phân tích để nêu nổi bật nội dung cảu tư tưởng đó?
câu 2: Cũng có một tác phẩm trong chương trình em đã học nói về chủ quyền của dân tộc. Hãy nêu tên tắc giả, tên tác phẩm đó
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
< Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ >
PHẦN I (6 điểm): Mở đầu bài thơ “ Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu viết
Khi con tu hú gọi bầy
Câu 1 : Chép chính xác chín câu còn lại để hoàn thành bài thơ.
Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Theo em, vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy? Câu 3. Cho câu chủ đề:
Bốn câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” là bức tranh tâm trạng chân thực và cảm động của nhà thơ Tố Hữu.
Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ câu chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lý một câu cảm thán, một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (4 điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu ?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Trích “ Ông đồ”, Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục VN)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Trong hai câu thơ “ Giấy đỏ buồn không thắm; / Mực đọng trong nghiên sầu…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Từ những vần thơ cảm động, sâu lắng trong bài “ Ông đồ”, hãy viết đoạn văn nghị luận (dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong thời đại ngày nay.
Thời gian một đi không trở lại. Những ngày vô tư những suy nghĩ thơ dại đã chìm đắm trong quá khứ. Dĩ vãng hiển nhiên mang tên một thời con trẻ đã đi xa mãi mãi. Còn lại đây , cái tôi trong cuộc sống dần dà là những bon chen, ích kỉ .Tôi lại ngồi đây- giữa phố phường nhộn nhịp cùng cái gió lạnh giá khi trời Đông. Thực là đã quá Đông , cơ hồ như cảm giá tê buốt ấy bây giờ vẫn còn vẩn hiện. Lắng nghe những dòng âm thanh huyên náo của đường phố, lắng nghe nhịp thở từng tiếng chim, tiếng lá sào sạc xô bồ bên hè phố muộn. Cạnh bên tôi là đầy dẫy những âu lo, suy nghĩ về cuộc sống. Vật lộn với quãng đời đầy dẫy nhữn gian nan, thử thách. Tôi đứng giữa thành phố của tôi, đừng giữa đất trời linh thiêng mà tôi từng có. Từ sân thượng hướng ra, cảnh phố phường nhộn nhịp làm sao. Tôi thấy xa xa kia những ánh đèn mờ ảo muôn sắc màu, thấy những cột điện cao và dòng xe lạ mắt. Quê hương đã thay đổi. Thời gian đã quá nhanh mà tôi không hề hay biết. Những cảnh nhà cao ốc vượt lên hàng dàn, cảnh những kiến trúc cổ đại , những nhà máy , công ty vượt lên đến cả chục tầng. Bắc Giang quê tôi- đnag đổi mới . Một chút cafe với sữa đặc nóng hổi trên tay, tôi lạng lẽ nhấm ngụm. Cafe đậm đà nhưng tình yêu quê hương, mịn trong dòng máu nóng. Tôi thấy có gì đó bỗng khiến trái tim loạn nhịp, hơi thở lồng ngực vội gấp gáp. Có điều gì đó lạ lẫm mà thân quen.Quê tôi đã đi lên và phát triển, tự hào truyền thống hiếu học Bắc Giang. Quê hương tôi đích thực những nhân tài. Vẻ vang và hào hùng lịch sử.Ngửa mặt lên bầu trời đen kìn kịt kia, những ngôi sao xa đnag lấp lánh, sáng lung linh . Ngôi sao xanh- những trái tim đồng mình với cuộc sống.Trăng khuya trăng đã tòn vành vạch. Tôi lặng lẽ mỉm cười trong sự mãn nguyện và nhanh tay gõ gấp gáp những dòng chứ khô khộc trên chiếc lat top. Tạm biệt nhé! Bắc Giang của tôi!!!
Tình thái từ thay trong câu sau thuộc loại tình thái từ gì ?
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.
1- Mở đầu và kết thúc bài thơ có đoạn trích trên đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của nhân vật trữ tình khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau. Hãy trình bày cảm nhận của em bằng một đoạn văn khoảng 6 -8 câu
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:“Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!…”a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.b. Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên.c. Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?d. Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.e. Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.f. Viết một đoạn văn tổng phân hợp 12 câu phân tích tâm trạng của chủ thể trữtình được khắc họa trong đoạn thơ trên, trong đoạn sử dụng 1 thán từ và 1 câu bịđộng.