1) Viết đoạn văn diễn dịch (10-12 câu) với chủ đề '' số phận cô bé bán diêm ''. Chỉ ra câu ghép và tình thái từ.
2) Viết đoạn văn quy nạp (10-12 câu) với chủ đề ''sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu ''. Sử dụng trợ từ và biện pháp nói giảm nói tránh.
3) Viết đoạn văn tổng-phân-hợp (10-12 câu) phân tích nhân vật cụ Bơ-men. Trong đó sử dụng cặp quan hệ từ và từ tượng hình.
MN GIÚP EM VỚI Ạ. EM CẢM ƠN!!!
Sau khi đọc câu truyện " Cô bé bán diêm" của nhà văn nổi tiếng Andecxen, cô bé bán diêm đã để lại trong tôi 1 ấn tượng sâu sắc. Trước hết, tôi rất cảm thông cho hoàn cảnh của cô bé bán diêm. Vào đêm giao thừa, giữa trời đông giá rét, cô bé đi chăn đất, đầu trần trên lớp tuyết dày đặc trong khi nhữn cậu bé, cô bé khác sung sướng được ở trong tình thương yêu của gia đình, được ngồi trong lò sưởi và bàn ăn thịnh soạn thì em lại lang thang ngoài đường. Bên cạnh đó, đáng thương hơn nữa, từ sáng tới giờ, em chưa có gì vào bụng, em chưa bán được que diêm nào cùng với nỗi lo sợ vè nhà sẽ bị người cha khó tính đánh đập, chửi rủa. Chưa hết, mọi người xung quanh thờ ơ em, k ai mua diêm của em, cũng chẳng ai bố thí cho em đòng nào. Cô bé bán diêm đáng thương bao nhiêu thì tôi càng oán trách, bất bình với những con ngưởi ngoài xã hội bấy nhiêu. Họ thờ ơ, lạnh lùng, nhẫn tâm với cô bé bán diêm. Họ k có lòng cảm thông, chia sẻ đói với những con ngưởi bất hạnh, họ thật đáng chê trách. Toms lại, qua câu truyện này, Andecxen muốn gửi đến chúng ta 1 thông điệp đáng quý:Hãy là những que diêm để thắp sáng và sưởi ấm trái tim cho những con ngưởi bất hanh, đáng thương hơn mình.
:
2
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.