Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Hạo Nguyên

1. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản vào nhà ngục quảng đông cảm tác

2. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản muốn làm thằng cuội

3. viết đoạn văn 7_10 dòng về văn bản đập đá ở Côn Lôn

Thời Sênh
18 tháng 12 2018 lúc 13:25

“Rằm tháng tám” là thời điểm mặt trăng viên mãn tròn đầy nhất. Đó cũng là thời điểm cả nhân gian ngước nhìn chiêm ngưỡng mặt trăng. Khi ấy, nhân loại sẽ dáo dác khi thấy một Tản Đà ngông ngạo “tựa lưng” cùng chị Hằng xinh đẹp, thần phép. Với tư thế ngồi “tựa lưng" thân thiết, tình tứ, từ trên cao lơ lửng của vũ trụ, họ cùng nhìn xuống mà nở nụ cười thách thức nhân gian ô trọc, bé nhỏ, hèn mọn. Hình ảnh này đã thể hiện đậm nét sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Không chỉ vậy, cái cười ở đây của nhà thơ vừa thể hiện niềm vui vì đã thoả mãn được cái khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được sự bụi bặm của cõi trần, vừa là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần - nó thật nhỏ bé trước con mắt và tầm vóc lớn lao của nhà thơ.

Anh Qua
18 tháng 12 2018 lúc 12:57

1. Phan Bội Châu (1867- 1940) là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong đầu thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Tuy sự nghiệp cứu nước, cứu đời của ông không thành công nhưng ông đã để lại cho đời tấm gương sáng về tinh thần yêu nước với nhiều tác phẩm hay. Tiêu biểu là bài thơ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC được sáng tác vào năm 1914.
Bằng thể thơ "thất ngôn bát cú Đường luật" cổ điển với những ý thơ tuyệt tác, Phan Bội Châu đã viết lên bài thơ này để tỏ rõ tấm lòng yêu nước sâu nặng.
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."
Hai câu đề này nói về tư thế của nhà thơ.Với nghệ thuật điệp từ "vẫn là" để thể hiện khí phách bất khuất: tuy vào tù nhưng vẫn không hề run sợ. Ông coi chốn ngục tù cũng chỉ là chốn dừng chân khi đã đi mỏi chân. Tuy nằm giữa sự sống- cái chết nhưng Phan Bội Châu vẫn không hề bận tâm.
Đến với hai câu thực:
"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu."
Ta lại cảm thấy ở đây giọng trầm lặng, hơi man mác buồn. Trong thời gian hoạt động cách mạng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ông không hề có một sự chở che, bao bọc nào; đi đâu cũng bị bắt bớ, săn đuổi. Phan Bội Châu không chỉ đau xót thân mình chịu khổ mà còn đau vì mất nước.
Tiếp tục đến với hai câu luận:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù."
Bằng nét bút khoa trương, ta cảm nhận thấy ở đây: Sào Nam không phải là một người anh hùng nữa mà là một người khổng lồ. Với động từ "bủa", ta thấy rõ tình yêu nước của ông, muốn mở rộng vòng tay để ôm lấy sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Kết bài là hai câu kết:
"Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."
Như khẳng định một lần nữa tư thế hiên ngang, bất khuất của bậc quân tử. Ngục tù, nguy hiểm không thể chặn con đường cứu nước của nhà cách mạng.
Có thể nói, bằng thể thơ cổ điển Trung Hoa với tinh thần yêu nước sâu nặng, Phan Bội Châu đã viết lên áng thơ tuyệt tác đầy vẻ lạc quan, yêu đời.

Anh Qua
18 tháng 12 2018 lúc 12:59

2. Bài "Muốn làm thằng Cuội" là một bài thơ có thi đề độc đáo, thú vị. Giọng thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, chơi vơi. Trí tưởng tượng phong phú, kì diệu. Chấi mộng áo, sắc màu lãng mạn thấm đẫm bài thơ.Tuy có nói đến buồn, nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình... nhưng toàn bài thơ toát lên một tinh thần phú định thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn, để mãi mãi giữ trọn thiên lương cao đẹp. Giá trị đích thực của bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" là ở đó. Hai bạn trên trả lời sai nhé, đề yêu cầu viết đoạn văn mà.

Anh Qua
18 tháng 12 2018 lúc 13:01

3. Sau khi học xong văn bản "Đập đá ở Côn Lôn" em rất ấn tượng với bài thơ. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất.

Huỳnh lê thảo vy
18 tháng 12 2018 lúc 13:06

3,Côn Đảo trước kia được coi là “địa ngục trần gian”, nơi thực dân Pháp cho xây dựng những nhà tù giam cầm các chiến sĩ yêu nước. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác khi nhà yêu nước Phan Chu Trinh bị bắt và giam cầm ở nơi đây. Bài thơ toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ kiên trung dù bị đày ải, khổ sai nhưng vẫn mang dáng vẻ chí khí, bất khuất trước kẻ thù.
Ngay từ những câu thơ đầu bài thơ, Phan Chu Trinh đã làm hiện lên hình ảnh một người anh hùng hiên ngang giữa đảo xa:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi nonÔng thể hiện niềm tự hào được “làm trai” – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, mạnh mẽ, dũng mãnh và được rạng danh tiếng tăm – “lừng lẫy” giữa đời. Mang sức mạnh của một thanh niên trai trẻ, những công việc khổ sai cũng trở nên quá đỗi tầm thường:
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
“Xách búa”, “đánh tan”, “đạp bể” – động từ mạnh, dứt khoát, thể hiện một sức mạnh ghê gớm, tạo cho người tù yêu nước một tư thế ngạo nghễ hiên ngang. Công việc đập đá tưởng chừng như nặng nề, vất vả mà lại quá đỗi nhạ nhàng với người tù yêu nước. Thời gian sống trong tù tôi luyện thân thể họ, những khó khăn, thử thách lại càng làm ý chí của họ thêm vững vàng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Ông bày tỏ quan điểm cá nhân:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời, Phan Chu Trinh nói lên cái chí lớn của đời mình: tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đối với ông, đập đã cũng chỉ là một “việc con con”, còn theo đuổi hoài bão mới thực sự là hành trình gian nan và thử thách. Ông coi thường những vất vả, nhọc nhằn trước mắt để giữ ý chí vững bền và hiên ngang trước kẻ thù.
“Đập đá ở Côn Lôn” – nhan đề bài thơ là về chuyện đập đá nhưng ý thơ không chỉ đơn giản là những cực nhọc trong cảnh tù đầy. Toàn bài thơ hiện lên hình ảnh người tù yêu nước cao lớn sừng sững, đứng hiên ngang giữa đất trờ, bất chấp mọi gian khổ để đi theo tiếng gọi của lý tưởng. Đó chính là tư thế hiên ngang của người anh hung Việt Nam trong những năm chiến đấu vì tự do, độc lập của nước nhà.


Các câu hỏi tương tự
Chu Hạo Nguyên
Xem chi tiết
Chu Hạo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Kim
Xem chi tiết
Linh channel
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thơ
Xem chi tiết
Ngân Hồ
Xem chi tiết
phan nguyễn thái phong
Xem chi tiết