Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngân Hồ

Viết đoạn văn bày tỏ thái độ của em về việc hút thuốc lá(10 dòng)

 

Kẹo Vị Táo
28 tháng 12 2020 lúc 21:21

     Thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc là những điều đáng nói của cuộc sống hiện đại. Có lẽ ai cũng hiểu được tác hại lớn của việc hút thuốc và hút thuốc thụ động. Thế nhưng tại sao trong cộng đồng dân cư nói chung cũng như trong lứa tuổi thanh thiếu niên là học sinh nói riêng vẫn còn nhiều người hút thuốc ? Thậm chí còn coi việc hút thuốc là điều bình thường (mà không có gì đáng chê trách, xử phạt) như cái ăn cái mặc trong cuộc sống.  Hơn thế nữa, có người nhất là những thiếu niên choai choai lại coi việc hút thuốc lá như là điều gì đó thật oai, hãnh tiến lắm bởi khi họ phì phèo điếu thuốc (thường là loại thuốc lá đắt tiền) trên tay, trong khói thuốc phê phê cứ tưởng bàn dân thiên hạ ngưỡng mộ mình lắm… Tất cả đều có nguyên do của nó mà chung quy là do ngộ nhận, do tâm lý đám đông và một phần quan trọng là do chúng ta chưa có hình thức và cơ chế xử lý hợp lý đúng mực… Mặt khác, có lẽ là do công tác tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc, nhất là việc hút thuốc thụ động còn mang tính hình thức, giáo điều mà thiếu những cách thức linh hoạt, lồng ghép các hoạt động văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, tác hại của việc hút thuốc trong cộng đồng dân cư (cả về vật chất và sức khỏe), có lẽ chưa được điều tra, thống kê một cách bài bản, đầy đủ có hệ thống để có tư liệu tuyên truyền kịp thời, chuẩn xác… Có thể nói đề cập về vấn đề này là chạm đến nhiều vấn đề đáng nói, đáng bàn của cuộc sống xã hội. Với bài viết nhỏ này, xin nêu đôi điều về tác hại của thuốc lá và tuổi trẻ học đường, dù vấn đề không còn mới nhưng thiết nghĩ là mới ở cách tiếp cận, âu cũng là những tâm tư bộn bề về một điều đáng suy ngẫm của cuộc sống hiện đại.            Trước hết xin nói đôi điều về tác hại của thuốc lá. Hẳn ai cũng hiểu rằng, khói thuốc lá có nhiều chất độc gây nên các bệnh ung thư. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ. Và 20% khói thuốc bị hút vào trong luồng chính, 80% còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh 950 0 C và khói phụ 500 0 C; luồng khói phụ thường tỏa ra nhiều chất độc hại hơn. Khói thuốc cấu tạo từ hỗn hợp khí và bụi. Theo tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có 60 chất được xếp vào loại gây ung thư, gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô,… ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Ngày 31 – 5 hằng năm được xem là “Ngày thế giới không thuốc lá”. Ở nước ta từ trước nay đã có nhiều bộ ngành, nhiều văn bản nghị quyết về việc cấm hút thuốc lá; đáng kể là Quyết định số 1315/QĐ – TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Thủ tướng Chính phủ ngày 21- 8 - 2009, nghiêm cấm hút thuốc lá từ 01/01/2010 tại nơi công cộng, trường học, bệnh viện,… Đây quả là một quyết định kịp thời và sáng suốt bởi khi quy mô và hậu quả của việc hút thuốc trong cộng đồng dân cư nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng đã là vấn đề đáng báo động. Nhưng điều đáng nói là việc thực thi quyết định nói trên và thực tiễn diễn biến thế nào kể từ khi có quyết dịnh ấy? Có thể nói một cách ngắn gọn  là quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã không được thực thi một cách nghiêm túc và được như mong muốn…            Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan để lý giải hay biện minh cho vấn đề ấy. Xin nêu vài nguyên nhân thực tế. Trước hết là do tính chất của việc hút thuốc; không chết đột ngột như tai nạn giao thông, không ám ảnh bàng hoàng lo sợ mặc cảm như người bệnh khi phát hiện nhiễm HIV/AIDS, người hút thuốc lá vẫn dửng dưng, vì hơn 7000 chất độc không hiện hữu trước mắt họ. Thế nhưng, 7000 chất độc này còn kinh khủng hơn cả đại dịch AIDS và tai nạn giao thông (nhất là một khi nó chưa được kiềm chế và ngoài tầm kiểm soát), vì nó âm thầm tấn công vào cơ thể và mỗi năm cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu con người. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Đây quả là một con số lớn mà đáng buồn. Số người chết vì thuốc lá cao gấp ba bốn lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra gần đây cho thấy, trên 50% nam giới hút thuốc lá và khoảng 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13 – 15 đã tiếp xúc với thuốc lá tại nhà. Hoặc một điều tra khác cho thấy, ở TP Hồ Chí Minh có 44 % nam sinh và 12 % nữ sinh bậc THPT có thói quen hút thuốc. Đây là kết quả một nghiên cứu do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Thành phố thực hiện. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan là đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đã làm cho đời sống, sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng đáng kể. Và đáng tiếc, một bộ phận giởi trẻ đã chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực xã hội, chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu…          Việc học sinh hút thuốc trong trường học nói chung và ở vùng Tây Nguyên hay Đắk Lắk nói riêng đã là chuyện thường tình như chuyện thường ngày ở huyện. Tìm hiểu về vấn đề này, xin chia sẻ với bạn đọc khi gần đây, có một cuộc điều tra nhỏ của học sinh lớp 12 A4 Trường THPT Phan Bội Châu (TT. Krông Năng, H. Krông Năng, Đắk Lắk) năm học 2015 – 2016. Theo đó, khi một nam sinh được hỏi đã cho biết: “Mình cảm thấy hút thuốc là một việc rất bình thường bởi vì mỗi người có một sở thích riêng. Tuy có hiểu biết về tác hại của thuốc lá nhưng mình vẫn hút. Xung quanh mình có nhiều người hút thuốc lá nhưng mình không ảnh hưởng từ họ…”. Từ tâm sự của nam sinh ấy mà thấy rằng việc hút thuốc lá trong tầng lớp học sinh vẫn là việc “rất bình thường”, dù họ vẫn hiểu được tác hại của nó. Song có lẽ vẫn chưa hiểu tường tận về mối nguy hại nhiều mặt, không chỉ là “diện” mà cả ở “điểm” của việc hút thuốc. Bên cạnh đó, có trường hợp nam sinh lớp 12 khác, khi được hỏi đã chía sẻ : “Hiện tượng này rất phổ biến, nhiều học sinh có nhu cầu hút thuốc từ loại thuốc rẻ tiền nhất đến những loại “sang chảnh” đắt tiền nhất. Thật sự rất đáng phê phán, vừa ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến người khác. Mình rất ngại giao tiếp với các bạn ấy vì có mùi hôi khó chịu”. Có thể nói đây là một sự chia sẻ “ngọt ngào” khi chủ thể là người trong cuộc không những có nhận thức đúng mà còn có thái độ đẹp. Bởi họ không thỏa hiệp với cái ngang trái của cuộc sống hiện đại. Việc điều tra khảo sát và phân tích kết quả của nhóm HS nói trên tại các trường THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Huệ và Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTT) ở huyện Krông Năng đã cho những kết quả đáng suy ngẫm. Theo đó, có tới 15,5 % HS hút thuốc (trong đó nam chiếm 13,5%, nữ chiếm 2%). Đây là một tỉ lệ khá cao. Trong số những HS hút thuốc lá, có 2,5% số người thích hút thuốc, có 10 % người bình thường và chỉ có 2,5 % người không thích hút thuốc. Và có một số liệu khác đáng kể, đáng báo động : độ tuổi hút thuốc đang có xu hướng trẻ hóa; số lượng chiếm nhiều nhất hiện nay là độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, thậm chí có trường hợp biết hút thuốc từ 9-10 tuổi.           Dù kết quả điều tra phản ánh trên đây chưa phải là tất cả hay chưa toàn diện và tiêu biểu, nhưng trước hết đó là một kết quả có cơ sở, có đối chứng. Mặt khác, có một thực tế khách quan không thể phủ nhận là nhìn chung trong phạm vi cả nước, tình trạng hút thuốc lá vẫn còn khá phổ biến trong các tầng lớp dân cư mà điều đáng nói là ở tầng lớp HS, chủ nhân tương lai của đất nước... Và dù rằng bao người vẫn ít nhiều có hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc. Song có lẽ sự hiểu biết vẫn chưa chạm tới cái ngưỡng của sự nguy hại khôn lường và lòng trắc ẩn cuộc sống. Vả lại lý giải cho nguyên nhân về tình trạng hút thuốc lá vẫn còn phổ biến, kể cả khi có văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xin chờ câu trả lời của cấp ngành có chức năng và thẩm quyền.


Các câu hỏi tương tự
Vy Phan
Xem chi tiết
Linh channel
Xem chi tiết
Yến linh
Xem chi tiết
Minh Meo
Xem chi tiết
Thuy Bui
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Anh
Xem chi tiết
nhung cam
Xem chi tiết
Thiệu Thiển Du
Xem chi tiết