Lịch sử thế giới cận đại

Nguyễn Hoàng Khánh Hy

1/ Vì sao không phải một nước mà nhiều nước tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc ?

2/ So với cuộc cách mạng tư sản ở Âu Mỹ, cuộc cách mạng ở Nhật Bản có gì nổi bật ?

3/ Điểm giống nhau căn bản trong sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu-Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

4/ Em có nhận xét gì về mâu thuẫn chủ yếu giữa các "đế quốc già" (Anh, Pháp) với các "đế quốc trẻ" ( Đức,Mỹ) ? Mâu thuẫn đó đã chỉ phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc nhưu thế nào ?

5/ Nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp ?

Hà Phương Trần
26 tháng 10 2018 lúc 15:44

Câu 1: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

Bài làm:

Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc vì:

- CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu.

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
26 tháng 10 2018 lúc 15:44

1/

Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc

3/

- Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa

Bình luận (1)
Hà Phương Trần
26 tháng 10 2018 lúc 15:46

Câu 4 : Em có nhận xét gì về mâu thuẫn chủ yếu giữa các "đế quốc già" (Anh, Pháp) với các "đế quốc trẻ" ( Đức,Mỹ) ? Mâu thuẫn đó đã chỉ phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc nhưu thế nào ?

Bài làm

Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với MT, Đức, Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh. Pháp. Vì vậy mâu thuẫn giữa 2 khối đế quốc "già" và "trẻ" là vấn đề thuộc địa.

Bình luận (1)
Nguyễn Linh
26 tháng 10 2018 lúc 15:46

5/

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản

- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

Bình luận (0)
Hà Phương Trần
26 tháng 10 2018 lúc 15:47

Câu 5 :Nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp ?

Bài làm :

Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp, đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
26 tháng 10 2018 lúc 15:47

4/

- Mẫu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) chính là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.

-

Mâu thuẫn đó đã dẫn tới việc gây ra chiến tranh để phân chia lại thế giới.:

Thuộc địa của Anh : Niu Di lân , Ô x trây li a ,Mã lai, Miến Điện , Ấn Độ, Ai Cập, Xu đăng, nam Phi .. Thuộc địa của Pháp: Việt Nam , Lào, Cam pu chia , Ma đa gát ca; Bắc Phi , Tây Phi Thuộc địa của Đức: Đông và Tây Phi
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thấtt Tử Xảo
Xem chi tiết
Phước Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Dương Vĩnh Thắng
Xem chi tiết
Bình Nhi
Xem chi tiết
Lê Như Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Hằng Nga
Xem chi tiết
Ma Ket Nhok
Xem chi tiết
An Chi
Xem chi tiết
Cherry
Xem chi tiết