1. Tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Dòng thông tin trên nhắc đến nhân vật lịch sử nào? *
A.Vương Công Kiên.
B.Cốt Đãi Ngột Lang.
C.Trần Quốc Tuấn.
D.Nguyễn Văn Lập.
2. Nhận xét nào sau đây sai về vị tướng Trần Quốc Tuấn hiện lên qua bài Hịch tướng sĩ?
A,Chịu nỗi oan thảm khốc và bị ghen ghét.
B,Giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
C,Tài giỏi, thông minh, sáng suốt.
D,Tình cảm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng mình.
3.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại trong lịch sử dân tộc VN. Thật vậy, ông không chỉ là người văn võ song toàn mà còn là người có tình yêu nước thương dân, căm thù giặc tới tận xương tủy. Đầu tiên, ông là người cầm quân vô cùng tài ba và có công đánh đuổi giặc trong lịch sử. Cuộc đời ông gắn liền với đại thắng 3 lần chống lại giặc Mông Nguyên (đạo quân hung hãn nhất thế giới lúc bấy giờ). Bằng tài dụng binh như thần, cách đánh lấy ít địch nhiều và nhiều phương pháp đánh độc đáo, tên tuổi của vị anh hùng mãi lưu danh với công cuộc bảo vệ đất nước và làm nên chiến thắng lẫy lừng. Thứ hai, ông là người có ngòi bút sắc bén. Hịch tướng sỹ chính là áng thiên cổ hùng văn nổi bật nhất trong sáng tác của ông. Đọc Hịch tướng sỹ, người đọc thấy được nước mắt của 1 người anh hùng yêu nước trước tình cảnh nước mất nhà tan cùng ý chí quyết tâm, kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Bài Hịch không chỉ là lời kêu gọi mà nó còn là quyết tâm sống chết với giặc bảo vệ bờ cõi của vị tướng tài ba yêu nước này. Cuối cùng, ông là người yêu nước thương dân và hết lòng vì đất nước. Cuộc đời ông gắn liền với những năm tháng vững chắc, hưởng thái bình của quân và dân nhà Trần, không thể nào không kể đến công lao to lớn của vị tướng tài ba này.