Bài 9: Hình chữ nhật

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đức Hải

1. Tứ giác ABCD có AB\(\perp\) CD . Gọi E , F, G, H theo thứ tự là trung điểm của BC, BD, DA, AC . Chứng minh rằng EG = FH

2. Cho tam giác ABC , đường cao AH . Gọi D,E,M theo thứ tự là trung điểm của AB, AC,BC. Chứng minh rằng tứ giác DEMH là hình thang cân

3. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH . Gọi I,K theo thứ tự là trung điểm của AB,AC . Tính số đo góc IHK

# Dannguhinh mong được chỉ giáo a~~

Ngô Thành Chung
29 tháng 10 2018 lúc 19:34

Câu 2

A B C H D E M Xét ΔABC có

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{M là trung điểm của BC}\\\text{D là trung điểm của AB}\end{matrix}\right.\)

⇒ MD là đường trung bình của ΔABC

⇒ MD = \(\dfrac{1}{2}\)AC (1)

Vì AH là đường cao của ΔABC

⇒ AH ⊥ BC

⇒ ΔAHC vuông tại H

Vì E là trung điểm của AC

⇒ HE là đường trung tuyến của ΔABC

Như vậy

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{ΔAHC vuông tại H}\\\text{HE là đường trung tuyến của ΔABC}\end{matrix}\right.\)

⇒ HE = \(\dfrac{1}{2}\) AC (trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền) (2)

Từ (1), (2) ⇒ MD = HE (3)

Xét ΔABC có

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{E là trung điểm của AC}\\\text{D là trung điểm của AB}\end{matrix}\right.\)

⇒ DE là đường trung bình của ΔABC

⇒ DE // BC

⇒ DE // HM

⇒ Tứ giác DEMH là hình thang (4)

Từ (3), (4) ⇒ Tứ giác DEMH là hình thang cân (đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!@@@@@

Ngô Thành Chung
29 tháng 10 2018 lúc 19:40

A B C H I K

Ngô Thành Chung
29 tháng 10 2018 lúc 20:00

Câu 3:

Vì ΔABC vuông tại A

\(\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\) (1)

Vì AH là đường cao của ΔABC

⇒ AH ⊥ BC

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{ΔABH vuông tại H}\\\text{ΔACH vuông tại H}\end{matrix}\right.\)

Vì I là trung điểm của AB

⇒ HI là đường trung tuyến của ΔABH

Vì K là trung điểm của AC

⇒ HK là đường trung tuyến của ΔACH

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{ΔABH vuông tại H}\\\text{HI là đường trung tuyến của ΔABH}\end{matrix}\right.\)

⇒ HI = \(\dfrac{1}{2}\)AB

Vì I là trung điểm của AB

⇒ AI = BI = \(\dfrac{1}{2}\)AB

⇒ HI = IB

⇒ ΔBIH cân tại I

\(\widehat{B}=\widehat{IHB}\) (2)

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{ΔACH vuông tại H}\\\text{HK là đường trung tuyến của ΔACH}\end{matrix}\right.\)

⇒ HK = \(\dfrac{1}{2}\)AC

Vì K là trung điểm của AC

⇒ AK = KC =\(\dfrac{1}{2}\)AC

⇒ HK = CK

⇒ ΔCKH cân tại K

\(\widehat{C}=\widehat{CHK}\) (3)

Từ (1), (2), (3) ⇒\(\widehat{IHB}+\widehat{CHK}=90^0\)

Ta có

\(\widehat{IHB}+\widehat{KHA}+\widehat{AHI}+\widehat{CHK}=180^0\)

\(\left(\widehat{IHB}+\widehat{CHK}\right)+\left(\widehat{KHA}+\widehat{AHI}\right)=180^0\)⇒ 900 + \(\widehat{IHK}\) = 1800

\(\widehat{IHK}\) = 1800 - 900

\(\widehat{IHK}\) = 900

Vậy \(\widehat{IHK}\) = 900

Chúc bạn học tốt một lần nữa nha@@@

Ngô Thành Chung
29 tháng 10 2018 lúc 20:02

Câu 1 bạn xem lại đề bài hộ mình với

Sao mình không vẽ được hình nhỉ bạn ơi


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Trần Bảo Anh
Xem chi tiết
Lê Đại Hung
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trang
Xem chi tiết