Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tống Duyên

1: Từ ghép Hán Việt có mấy loại, đó là những loại nào? Hãy sắp xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, tân binh, thủ môn, thiên thư, ái quốc, tái phạm vào nhóm thích hợp:

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b. Từ có yêu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

Câu 2: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

- Bước thấp bước……..

- Chân ướt chân………

- Buổi………buổi cái

- Bên trọng bên……….

- Chân………đá cứng

- Chạy……….chạy ngửa

- Mắt nhắm mắt………...

- Gần nhà…………ngõ

Câu 3: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

...... ló, ...... nhỏ, nhức......, ....... khác, ...... thấp, ....... chếch, ..... ách.

Câu 4: Thế nào là đại từ ? Đặt một câu có chứa đại từ dùng để trỏ người và cho biết chúng giữ chức vụ gì trong câu ?

Câu 5: Đặt câu với cặp quan hệ từ sau và cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ đó:

Vì – nên; Giá mà – thì; Nếu – thì; Không những – mà còn

Câu 7:

a. Điền chữ x hoặc chữ s vào ô trống: …..ử lí, …..ử dụng, giả …..ử, xét ….ử

b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm: tiêu sử, tiêu thuyết, tuần tiêu, tiêu trừ

c. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

- (trung, chung): …….. sức, …….... thành, thủy ……...., …………. đại

- (mãnh, mảnh): mỏng………, dũng ………, ……... liệt, ……….. trăng

A. PHẦN VĂN HỌC

Câu 1:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Câu 2:

a. Chép một câu tục ngữ mà em đã học nói về giá trị của con người?

b. Bài học rút ra từ câu tục ngữ đó là gì?

c. Tìm và chép lại một câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ trên?

Câu 3: Dân gian ta có câu “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Em hãy giải thích ý nghĩa và quan hệ của 2 câu trên?

B. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang làm Tiếng Việt mất dần sự trong sáng vốn có. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn.

Vũ Minh Tuấn
5 tháng 3 2020 lúc 16:40

Câu 2: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

- Bước thấp bước cao.

- Chân ướt chân ráo.

- Buổi đựcbuổi cái

- Bên trọng bên khinh.

- Chân mềm đá cứng.

- Chạy sấp chạy ngửa

- Mắt nhắm mắt mở.

- Gần nhà xa ngõ.

Câu 3: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

lấp ló, nho nhỏ, nhưng nhức , khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.

Câu 7:

a. Điền chữ x hoặc chữ s vào ô trống: xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.

b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ được in đậm: tiểu sử, tiểu thuyết, tuần tiễu, tiểu trừ

c. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

- (trung, chung): chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại

- (mãnh, mảnh): mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng.

A. PHẦN VĂN HỌC

Câu 1:

Câu thơ trên nhắn nhủ rằng là đã là người thì phải yêu thương giúp đỡ nhau. Huống hồ người chung một nước phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẽ những niềm vui nỗi buồn thì mới gọi là người.

Câu 3:

Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp của dân tộc. Sớm nhận thức được diều đó, ngày từ xưa ông bà ta đã có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời cũng có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.

Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng", hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.

Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.

Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý.

Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.

B. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những “9X” nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: “Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:”Ngaj` maj chak to’ hk dj party of you uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”. Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
 ✪ B ✪ ả ✪ o  ✪
Xem chi tiết
phương đặng
Xem chi tiết
Haruno Sakura
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Thảo Trần
Xem chi tiết
Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Trần Khai Phong
Xem chi tiết
Phạm Duy Khoa
Xem chi tiết