1. Trong các câu sau, câu nào là dẫn chứng của văn bản “Ý nghĩa văn chương”?
A. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.
B. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài.
C. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.
D. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
2. Câu văn nào dưới đây nêu lên nhiệm vụ của văn chương?
A. Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.
B. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
D. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
3. “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn bản nghị luận, vì sao?
A. Vì có tình cảm, câu văn giàu hình ảnh |
C. Vì có dẫn chứng phong phú |
B. Vì có lập luận, luận cứ, luận điểm |
D. Vì có lí lẽ sắc sảo, chặt chẽ |
4. Nghệ thuật lập luận đặc sắc nhất của văn bản “Ý nghĩa văn chương” là gì?
A. Cách viết giàu cảm xúc, lôi cuốn người đọc, nhiều hình ảnh so sánh.
B. Cách lập luận chặt chẽ, sắc sảo, dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục.
C. Trình bày vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, dễ hiểu có lí lẽ, có cảm xúc và hình ảnh.
D. Cách đưa dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
II. Tự luận
Câu 1: (3.0 điểm)
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm của tác giả có đúng hay không? Vì sao?
Câu 2: (4.5 điểm)
Cho câu mở đoạn: “Ca dao bồi đắp cho ta những tình cảm đáng quý.”
Bằng những hiểu biết của mình về ca dao (những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước), em hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 7 – 9 câu để có được một đoạn văn diễn dịch làm rõ vai trò của ca dao.
Help me! Please!