Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kẻ Mạo Danh

1. Trình bày diễn biến và kết quả chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427).

2.Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

3.Trong quá trình tồn tại (từ năm 1771 đến năm 1789), phong trào nông dân Tây Sơn đã có những đóng góp to lớn nào cho lịch sử dân tộc?

4.Vì sao nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

Tài Nguyễn Tuấn
18 tháng 6 2017 lúc 20:15

Hồi trước làm thuyết trình lịch sử ở lớp, may là vẫn còn bài này =)) cop vào luôn nha bạn :v

4. Vì ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.

Đạt Trần
18 tháng 6 2017 lúc 20:43

Câu 4:

Nhà Nguyễn chú trọng khai hoang nhưng đất đai lại tập trung vào tay cường hào địa chủ,...Hơn nữa họ lại bóc lột nhân dân kiệt quệ

--->ND ko có đất canh tác phải bó làng đi phiêu bạt lưu vong khắp nơi để kiếm sống

Đạt Trần
18 tháng 6 2017 lúc 20:50

3:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

----> ND yêu nước quyết tâm

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

----> Bộ chỉ huy tài giỏi mưu trí lãnh đạo các cuộc KN sáng suốt đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi

Ý nghĩa:
- Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nc
- Đập tan âm mưu xâm lược Minh
- Thể hiện lòng yêu nc và tinh thần nhân đạo sáng ngời

----> +Củng cố truyền thống chống giặc ngoại xâm của đất nước

+ Thể hiện tinh thần yêu nước sáng ngời của ND

+Đảm bảo nền độc lập cho dân tộc


Thịnh Xuân Vũ
18 tháng 6 2017 lúc 20:56

Câu 1 (2 điểm): Học sinh trả lời được các nội dung sau:
Ngày 8 – 10 – 1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng (0,5đ)
Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang nhưng bị quân ta liên tiếp phục kích ở Cần Trạm, phố Cát (0,5đ)
Biết tin Liễu Thăng chết, Mộc Thạnh hoảng sợ vội rút quân về nước(0,5đ)
Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hòa, mở hội thề Đông Quan rồi rút quân về nước (0,5đ)
Câu 2 (2,5 điểm): Học sinh trả lời được các nội dung sau:

- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sang tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê Sơ.

3.+ Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ Tổ quốc.

4.+ Diện tích ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều.
+ Nhà nước không ngăn chặn được nạn địa chủ, cường hào cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Phan Thùy Linh
18 tháng 6 2017 lúc 21:45

1. Trình bày diễn biến và kết quả chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427).

-tháng 10 -1427 : 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạch chỉ huy kéo vào nc ta

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân của giặc mà trước hết là đạo quân của Liễu Thăng

- 8.10 Liêu Thăng hùng hổ dẫn quân tiến vào biến giới nc ta và bị ta phục kích và giết ở Chi Lăng . Hơn 1vanj tên địch bị tiêu diệt . Sau khi Liêu Thăng chết , Phó tổng binh Lương Minh lên thay , chấn đỉnh đổi ngũ , tiến xuống Xương Giang và bị ta phục kích ở Cần Trảm - Phố Cát , bị tiêu diệt 3 vạn tên . Tổng Binh Lương Minh chết tại trận , Thượng Thư bộ binh Lý Khánh thắt cổ tử tự .Mộc Thạch bỏ chạy về nc , Vương Thông khiếp đẩm mở hội thề Đông QUan .

2.Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nguyễn nhân

-Được sự ủng hộ của nhân dân

- Xâu dựng đc khối đoàn kết toàn dân , quy tụ được sức mạnh của nước

-Nhờ đường lối chiến thuật , chiến lược đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn

Ys nghĩa

- Mở ra thời kỳ mới ,thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc

- Dành lại nền độc lập , tử chủ cho dân tộc

3.Trong quá trình tồn tại (từ năm 1771 đến năm 1789), phong trào nông dân Tây Sơn đã có những đóng góp to lớn nào cho lịch sử dân tộc?

- Lật đổ các chính quyền pk Nguyễn - TRịnh - Lê

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đàng trong , đàng ngoài , đặt nền tẳng thống nhất đất nước

- Bv nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc

- Đánh tan quân xl Xiêm , Thanh

4.Vì sao nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

Nhà nc k ngăn chặn được nạn địa chủ , cướp đoạt ruộng đất của nông dân

-hạn hán , lũ lụt liên tiếp xảy ra , nạn đói hoàn hành

=> nông dân bỏ ruộng , phiêu bạt

Bình Trần Thị
19 tháng 6 2017 lúc 12:18

1.

Trận Chi Lăng – Xương Giang 10- 1427 :

-Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

-Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

-Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

-Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

Bình Trần Thị
19 tháng 6 2017 lúc 12:19

2.

.Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới: thời Lê sơ.

Phạm Thị Thạch Thảo
24 tháng 6 2017 lúc 17:01

Câu 1:

-Diễn biến: Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta.
-Kết quả:Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đạo quân viện binh đông tới 10 vạn của quân Minh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Bộ chỉ huy quân Minh bị chết trận hay bị đối phương bắt gần hết. Trong khi bao vây Xương Giang, quân Lam Sơn đưa tù binh của cánh Liễu Thăng lên báo tin cho Mộc Thanh. Mộc Thạnh vội vàng cho quân rút chạy. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đã truy kích tiêu diệt trên 1 vạn quân Minh, làm tan rã hoàn toàn cánh quân này. Như vậy, toàn bộ lực lượng viện binh của quân Minh đã bị đại bại. Kết quả này là một trong những nhân tố quan trọng khiến Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và không xin phép triều đình Minh đã tự ý rút quân về nước.

Câu2:

Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. -Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Câu 3:

- Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào tây sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê .
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc.

Câu 4:

Vì nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.

Tham khảo r mk nha bạn

Đạt Trần
18 tháng 7 2017 lúc 21:10

@Sen Phùng vào xem ạ


Các câu hỏi tương tự
hello hello
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyên không ngu:))
Xem chi tiết
Niên
Xem chi tiết
Tạ Vi Thảo
Xem chi tiết
Quyen Nguyen Hanh Bao
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết