1. trình bày diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang
2. ngyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
3. em hãy trình bày tổ chức bọ máy chính quyền thời Lê Sơ
4. hẫy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ
5. lập bảng so sánh tình hình nông nghiệp và đời sống nông dân ở đàng ngoài và đàng trong thế kỉ XVIII
6. lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ 16
7. phân tích nguyên nhân trực tiếp và hậu quả của cuộc chiến tranh phong kiến lớn ở thế kỉ 16-17
8. vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi phát triển kinh tế ổn định xã hội và phát triển văn hóa
9. chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ? vì sao lại trở thành chữ viết chính của nước ta ngày nay
10. vai trò phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc là gì?
11. vì sao thế kỉ 16-18 kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút mà đàng trong lại phát triển
12. trình bày diễn biến trận Rạch Ngầm -Xoài Mút ? Quang Trung đại phá quân thanh như thế nào?
1,
- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.
+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.
+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
2,
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.3,
4,
Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
5,
chính sách nông nghiệp | tình hình ruộng đất | đời sống nông dân | |
ở đàng ngoài | .Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang........ | .Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa , đói kém xảy ra dồn dập........... | ....Đời sống nhân dân đói khổ,phải bỏ làng đi phiêu bạt nơi khác........ |
ở đàng trong | ...Các chúa Nguyễn tổ chức di dân đi khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, thành lập làng ấp mới. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam đặt phủ Gia Định. nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp đàng trong phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long...... | .Ruộng đất được khai hoang nên màu mỡ, sản xuất nông nghiệp phát triển............ | ...Đời sống nhân dân ổn định,no ấm,mùa màng bội thu... |