Trâu thì cho là mình vất vả nhất do công việc ruộng đồng, nhưng già yếu thì bị ăn thịt, còn cho chó là vô tích sự.
Chó tức tối, lại kể công mình giữ nhà, cánh cửa nhưng lại phải ăn cơm thừa, canh cặn, cho rằng ngựa được ưu đãi quá nhiều.
Ngựa nghe thế, hí vang, kêu to: “Trong nhà ai hiểu được ngựa, một kẻ mà chỉ hướng để ở phương xa”, Ngựa cho chỉ có De là nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhót.
De nghe nói, vểnh râu cãi: “Tôi ham ăn, chỉ ăn lá cỏ, không hề phạm vào lúa, ngô, khoai, đậu. Sao Ngựa lại trách tôi mà không trách lũ gà?”
Gà khinh bỉ lên giọng, cho mình là văn võ toàn tài. Chỉ có lợn là ăn no, lại nằm.
Lợn ụt ịt phân bua: Không có lợn thì mọi việc làng, việc xã, cưới xin, tang ma, khao vọng đều không xong được. Mỗi người một việc, xin chớ lắm điều”.
Người nghe gia súc so bì, khuyên đừng tị nạnh, giống vật trong nhà giống nào cũng quí..
Một em bé đang nấu bánh chưng Tết, ngồi canh nồi bánh, ngủ thiếp và có một giấc mơ.
Em thấy Lang Liêu, tóc búi củ hành, chân đi guốc tre từ thời Hùng Vương trở về trò chuyện với em. Lang Liêu muốn đi xem ngày nay, con người Việt Nam có còn truyền thống nấu bánh chưng không và khi biết em bé thích bánh chưng, Lang Liêu khen ngợi. Em bé hỏi Lang Liêu làm sao nghĩ ra được bánh chưng, có phải vì nghèo đói, vì có thần mách bảo không ? Lang Liêu nói : “Đúng là ta có nghèo nhưng giàu lòng với thóc gạo. Đúng là có thần mách bảo thật, nhưng ta cũng suy nghĩ nửa năm trời thì thần mới mách bảo”.
Giấc mơ đang diễn tiến thì có tiếng gọi đổ nước vào nồi bánh. Em bé tỉnh dậy, nghĩ về Lang Liêu, về công ơn của vua Hùng với dân tộc.