bạn lên mạng tra đi, có nhiều lắm, trong sách cũng có nữa
Câu 1:
*Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói, hoạt động, tính cách như con người)
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bât công.
*Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Câu 2:
*Ý nghĩa của cây đàn thần là:
+ Tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa.
+ Tiếng đàn minh oan cho Thạch Sanh.
+ Tiếng đàn vạch mặt tên phản bội Lí Thông.
+ Tiếng đàn cảm hóa được kẻ thù.
*Ý nghĩa của niêu cơm thần là: Thể hiện khát vọng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc ta.
các bạn ơi giúp mình với mai kiểm tra 1 tiết rồi
T^T