1. tại sao về mùa lạnh thì sợ vào đồng ta có cẩm giác lạnh hơn sờ vào gỗ.
2. nêu nội dung về cấu tạo phân tử của các chất
3. tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì dễ vỡ hơn khi rót nước sôi vào cốc thành mỏng , làm cách nào để khắc phục hiện tượng trên .
4. viết biểu thức tính công suất . Giaỉ thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công suất
5.tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước chứa 2kg nước ở 20 độ C , biết ấm làm = nhôm có khối lượng 500g, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K của nhôm là 880J/kg.K
6. để đưa 1 vật có trọng lượng 420N lên cao theo phương thẳng đứng = ròng rọc động , người công nhân phải kéo đầu đi 1 đoạn là 4m. Bỏ qua ma sát
a) tính lực kéo vè độ cao đưa vật lên
b) tính công đưa vật lên
1.Vì kim loại (đồng) dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên về mùa lạnh ta sờ vào đồng sẽ cảm giác lạnh hơn khi sờ vào gỗ.
.2.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử đều có khoảng cách. Các nguyên tử, phân tử chuyển hỗn độn không ngừng. Khi nhiệt độ của vật càng cao, các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
3. Khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì thành bên trong nhận nhiệt trước nên nóng lên nở ra, còn thành ngoài cốc chưa nhận được nhiệt nên sẽ gây ra một lực cản rất lớn gây vỡ nứt cốc do sự nở vì nhiệt không đều; còn cốc thủy tinh mỏng nhận nhiệt đều nên không vỡ.
Cách khắc phục: Tráng đều nước sôi cả trong và ngoài trước khi rót nước sôi vào
4. Công thúc tính công suất:
\(P=\dfrac{A}{t}\) Trong đó: + A: công thực hiện được(J)
+ t: thời gian thực hiện công đó(s)
+ P: công suất(W)
5. Cho biết:
\(m_1=2kg\)
\(t_1=20^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(m_2=500g=0,5kg\)
\(C_1=4200J\)/kg.K
\(C_2=880J\)/kg.K
Tìm: \(Q=?\)
Giải:
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước và nước:
\(Q=\left(m_1C_1+m_2C_2\right)\left(t_2-t_1\right)\)\(Q=\left(2.4200+0,5.880\right)\left(100-20\right)\)
\(Q=707200\left(J\right)\)
Đáp số: \(Q=707200J\)