1. Tại sao lại xảy ra loạn 12 sứ quân?
2. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập?
3. Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh, nhân dân ta đã làm gì?
4. Mô tả bộ máy chính quyền tw và địa phương thời Đinh tiền Lê
5. Nội dung chủ trương: tiến công trước để phòng vệ
6. Nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý thường Kiệt và phân tích
1. *Sở dĩ xảy ra “Loạn 12 sứ quân” vì:
- Chưa có sự đoàn kết, thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương.
+ Vì vậy, sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối.
+ Sau khi Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua thì uy tín của triều đình đã giảm sút, không đủ sức mạnh để thống nhất lại đất nước.
- Hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương - địa phương lỏng lẻo, các thế lực cát cứ có điều kiện nổi dậy khắp nơi gây ra "Loạn 12 sứ quân".
2. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập: Đinh Bộ Lĩnh là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân” đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
4.
*Bộ máy chính quyền trung ương thời Tiền Lê:
- Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự.
- Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng).
- Dưới vua là các chức quan văn, quan võ.
- Các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.
*Chính quyền địa phương thời Tiền Lê:
- Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng.
*Đây là hình ảnh minh họa (bạn có thể tham khảo thêm):
5. *Nội dung chủ trương: tiến công trước để phòng vệ:
a) Sự chuẩn bị
- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội.
+ Cho quân luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu
+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Chăm Pa.
- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
b) Diễn biến
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
c) Kết quả
Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
d) Ý nghĩa
- Trận tập kích này đã đánh đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động, lúng túng.
- Củng cố tinh thần của nhân dân.
6. *Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.