1,
Nhưng đến mấy câu thơ này thì những cảnh đẹp, những sinh lực, những ngọt ngào bõng biến mất chỉ còn để lại một mùa hè oi bức, ngột ngạt mà nhà thơ người tù chỉ muốn co chân đạp thật mạnh cho gian phòng tan ra:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"
Thì ra, trên kia nhà thơ ngồi trong tù tưởng tượng ra cái thiên nhiên như mình đang nghĩ đến. Đó là mảnh tự do của tâm hồn thoát khỏi song sắt mà thôi.
Thực trạng thì nhà thơ đang ở trong tù, đang bực dọc, bực sốt, thế mà những vần thơ trênđây vẫn cụ thể, tươi sống.
Lạ thay ở chỗ thiên nhiên bên ngoài thì rực rỡ vậy gọi, mà thực tế bên trong thì bị nhốt trong những bức tường vôi xám lạnh. Nếu mùa hè đã mang lại chút gì đó để hồn thơ vang vọng được với đất trời, thì mùa hè lại là nhà thơ:
"Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"
Cảm xúc của nhà thơ bắt đầu bối rối, ngột ngạt đến tột cùng vì vẫn là:
"Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"
Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là sự kết cấu hai tầng của không gian (ngoài tù, trong tù), hai cảnh vật đối lập nhau, sự bung ra với sức dồn nén làm bật ra niềm khao khát tự do của người chiến sĩ trẻ trên cái nên của mùa hè đầy sinh lực.
Nếu không có một tâm hồn hòa quyện với thiên nhiên làm sao có thế miêu tả một mùa hè như vậy. Bài thơ để lại cho người đọc hai tiếng kêu: tiếng kêu của con chim tu hú và tiếng thét uất hận có tính chất phản kháng tự do của người tù.
2,
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ.
Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đó là những hành động diễn ra thường xuyên, theo mức độ tăng tiến dần: từ không ăn, đến không ngủ, đến ruột đau như cắt cuối cùng là nước mắt rơi đầm đìa. cùng với đó là một thái độ uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Những câu văn biền ngẫu và những động từ mạnh liên tiếp được sử dụng chỉ trong một đoạn văn ngắn "chưa xả được thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những câu văn biền ngẫu, dài với những vế câu ngắn tạo thành nhịp điệu hối hả, gấp gáp cũng đồng thời thể hiện sự căm thù giặc đến tận xương tủy, sự phẫn uất đến nghẹn lòng và lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tưởng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.
Đặc biệt thể giả thể hiện quyết tâm của mình bằng câu văn: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên.
Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần làm và nên làm. Tác giả liệt kê những hành động sai trái của tướng sĩ nhằm phê phán và thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ. Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược, để khi giặc tấn công bất ngờ ta cũng không ở thế bị động mà luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu trong bất kì hoàn cảnh nào. Tác giả tập trung vào việc đề cao tinh thần cảnh giác bởi vì bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tiến sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, nhưng mục đích cao nhất chính là kêu gọi tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm.
Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.
1/
1. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”:
+ Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng.
+ Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.
2. Thân bài
- Giới thiệu bốn câu thơ cuối bài thơ:
+ Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật.
+ Tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành.
- Tâm trạng nhà thơ trong nhà tù:
+ Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài.
+ Khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình
- Cảm giác ngột ngạt, tù túng của nhà thơ: Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.
- Niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù:
+ Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”.
+ Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.
3. Kết bài
Nêu ý nghĩa của 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”: Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.
2/
I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng.
II. THÂN BÀI:
1. Luận điểm 1:
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc.
- Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghêng ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.
- Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.
- Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
- Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng.
2. Luận điểm 2
: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân.
- “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mang.
- Là vị chủ soái nên trách nhiệm của ông càng nặng. Vì vậy, nỗi lo cứ thường trực trong lòng, cứ nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Đó là lời tâm sự sâu kín nhất mà ông bày tỏ với các tướng sĩ, mong họ hiểu mình, chia sẻ nỗi lo cùng mình và có ý thức trách nhiệm giết giặc cứu nước.
-Đó là thái độ căm phẫn, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Các động từ mạnh kết hợp với phép tăng cấp, thậm xưng đã diễn tả sâu sắc lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với bọn giặc.
- Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sáng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình.
3. Luận điểm 3:
Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền.
- “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có… lương ít thì ta cấp bổng…” ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, kịp thời, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với họ.
- Để rồi từ đó tác giả phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc. Phê phán thật nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu cho chính cuộc sống của họ.
- Bài hịch chứa đựng tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời còn mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà.
III. KẾT BÀI:
- Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà cha ông ta xưa kia đã tạo dựng. Đọc lại những áng văn bất hủ của người xưa như nhắc nhở người đời sau thừa kế và phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước và quyết tâm diệt thù của người xưa
1.Nếu 6 câu đầu là bức tranh mùa hè trong tâm tưởng được sáng tác trong tù, cảnh đẹp đó đang say đắm lòng người, làm náo nức trái tim yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tự do của người tù cách mạng. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng,của những cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát tự do. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng của nhà thơ - người chiến sĩ trẻ.
Nhân vật trữ tình trở lại với thực tại. Đó chính là nỗi đau khổ, tâm trạng ngột ngạt uất ức vì bị giam cầm trong bốn bức tường u tối. Nhịp thơ thay đổi bất thường 6/2(câu 8), 3/3(câu 9), kết hợp với nhiều động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất thôi và nhiều từ cảm thán. Tất cả làm nổi bật được nỗi đau khổ đến tận cùng đồng thời qua đó cảm nhận đươc khát vọng muốn thoát khỏi cảnh tù đày u ám để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng. Cho ta thấy cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người chiến sĩ cộng sản thật mạnh mẽ. Đó là cuộc vượt ngục bằng tấm lòng nhiệt tình cách mạng, sống có lí tưởng đẹp đẽ với một tinh thần bất khuất không cam chịu. Đó là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng. Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Cái tôi cá nhân hoà vào cái ta của dân tộc.
2.Hung Dao Vuong Tran Quoc Tuan la mot trong so nhung vi anh hung .Diem noi bat o Ong la tam long thiet tha yeu nuoc cua Tran Quoc Tuan da the hien cao do..
https://loga.vn/hoi-dap/neu-suy-nghi-cua-em-ve-tran-quoc-tuan-hay-neu-suy-nghi-cua-em-ve-tran-quoc-tuan-27021