1. So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế (giai cấp lãnh đạo, mục đích đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả, nguyên nhân kết quả, ý nghĩa lịch sử).
2.Vì sao chiếu Cần Vương lại nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân?
3. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
1. So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế (giai cấp lãnh đạo, mục đích đấu tranh, lực lượng tham gia, kết quả, nguyên nhân kết quả, ý nghĩa lịch sử).
Nội dung |
Khởi nghĩa Yên Thế | Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương |
Giai cấp lãnh đạo | Nông dân | Văn thân, sĩ phu |
Mục đích đấu tranh | Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình | Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến |
Lực lượng tham gia | Nông dân | Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân |
Kết quả | Cuộc khởi nghĩa thất bại | Phong trào thất bại |
Nguyên nhân thất bại |
- Thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến với đường lối lãnh đạo đứng đắn. - Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến). - Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân. - Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng. - Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó. - Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là cơ bản nhất phản ảnh tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. |
-Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại không thể không kể đến tính chất địa phương với sự chống cự của các cuộc kháng chiến. Các lãnh tụ của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, đồng thời lại chống lại mọi sự thống nhất phong trào -Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất, chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng. -Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ dân chúng bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân, còn đi cướp bóc của nhân nhân. -Mâu thuẫn tôn giáo: Xung đột với Công giáo với sự tàn sát vô cớ khiến nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. -Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Điều này khiến cho các dân tộc thiểu số cắt đường liên lạc của quân Cần Vương, người Thượng đã bắt vua Hàm Nghi -Vũ khí: Với vũ khí thô sơ, phong trào Cần Vương khó đối chọi với vũ khí hiện đại của Pháp -Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với quân Pháp -Tinh thần chiến đấu: Nhiều thủ lĩnh phản bội nhanh chóng đầu hàng buông bỏ vũ khí khi nhận thấy sự bất lợi cho cuộc khởi nghĩa |
Ý nghĩa lịch sử |
+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân. + Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp. + Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên. Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn : - Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam - Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp. |
-Phong trào đã tiếp nối truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam. -Phong trào Cần Vương cũng giúp tiêu hao sinh lực địch, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt nam cả thực dân Pháp - Phong trào cần vương cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó. Cụ thể, những bài học kinh nghiệm đó bao gồm: +Xây dựng căn cứ địa kháng chiến +Tổ chức và xây dựng lực lượng chiến đấu +Phối hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh +Đường lối lãnh đạo đúng đắn, thống nhất |
2.Vì sao chiếu Cần Vương lại nhận được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân?
Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
3. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.