Ôn tập lịch sử lớp 7

Cô Đơn

1. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.

Mấy bạn nhớ phải phân tích nữa nha.

Phạm Linh Phương
10 tháng 3 2018 lúc 11:51

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)
Đỗ Văn Bảo
15 tháng 5 2018 lúc 16:41

+Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

+Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

+Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

+Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

+Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ghost Rider
Xem chi tiết
Nguyên không ngu:))
Xem chi tiết
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Thúy Nga
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
~Kochou~Shinobu~
Xem chi tiết
Hell Red
Xem chi tiết
Đặng Hà Phương
Xem chi tiết
kimhien
Xem chi tiết