1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Xác định số hạt mỗi loại và cho biết tên, KHHH của nguyên tố X?
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt ba chất rắn đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt sau: K2O, CuO, P2O5
-----------khoảng 15'----------
2 , trích 3 mẫu thử vào 3 ống nghiệm khác nhau
cho nước vào 3 ống nghiệm
mẫu thử nào không tan là CuO
mẫu thử nào tan là \(K_2O\) , \(P_2O_5\)
\(K_2O+H_2O->2KOH\)
\(P_2O_5+3H_2O->2H_3PO_4\)
cho quỳ tím vào 2 ống nghiệm chữa 2 mẫu thử tan trong nước
dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh là KOH tương ứng \(K_2O\)
dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là \(H_3PO_4\) tương ứng \(P_2O_5\)
số hạt notron là : ( 34 - 10 ) : 2= 12 ( hạt)
số p = số e = \(\frac{34-12}{2}=11\)
=> nguyên tố đó là natri , khí hiệu Na
1)
Ta có hệ pt:
\(2p+n=34\)
\(2p-n=10\)
Giải hệ ta được:\(p=e=11;n=12\)
Vậy X là natri \(\left(Na\right)\)
2)
- Trích mẫu thử. Cho nước dư vào từng mẫu thử và khuấy đều, thấy:
+ 2 mẫu thử tan là \(K_2O;P_2O_5\) đều cho dd không màu.
PTHH:
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\) \(,P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)
+ 1 mẫu thử không tan là \(CuO\).
- Cho vào mỗi dd không màu ở trên 1 mẩu quỳ tím, nếu:
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh \(\rightarrow\) là dd \(KOH\) và chất ban đầu là \(K_2O\)
+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ \(\rightarrow\) là dd \(H_3PO_4\) và chất ban đầu là \(P_2O_5\)
Số hạt notron là:
\(\frac{34-10}{2}=12\)(hạt)
Vì Số p= Số e =\(\frac{34-12}{2}=11\)(hạt)
Vậy nguyên tố đó là Natri ( Na)
Trích 3 chất rắn trên làm mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm khác nhau:
Cho nước dư vào 3 ống nghiệm trên
+Mẫu thử không tan trong nước là : CuO
+Mẫu thử tan trong nước là : K2O; P2O5
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
\(P_{2_{ }}O_5+3H_2O\rightarrow2H_{3_{ }}PO_4\)
Cho quỳ tím vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch KOH; H3PO4
+ D2 làm quỳ tím hóa xanh là KOH ( tương úng K2O)
+ D2 làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4 ( tương úng P2O5)