Lịch sử thế giới hiện đại

Nguyễn Khắc Tùng Lâm

1. Nguyên nhân chủ yếu làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản? Các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra dưới những hình thức nào? VD cho mỗi HT?

2. Sự kiện nào được xem là đỉnh cao của cách mạng TS Anh TK XVII? Giai đoạn nào đc xem là đỉnh cao của cách mạng TS Pháp

3. Cuộc cách mạng CN đã diễn ra vào TG nào? ở đâu? Hệ quả của cuộc CM CN

4. Vì sao GC công nhân TG lại đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Hãy nêu các HT đấu tranh của công nhân trong buổi đầu? Vì sao họ lại đấu tranh như vậy?

5. Vì sao cuối TK XIX, châu Á bị chủ nghĩa thực dân P.Tây xâm chiếm làm thuộc địa

6. Giải cách các thuật ngữ sau:

Chế độ quân chủ chuyên chế

Chế độ quân chủ lập hiến

Chế độ cộng hòa

CMTS

CM Dân chủ tư sản kiểu mới

CM VS

7. Nêu hoàn cảnh, nội dung, nhận xét và đánh giá về cải cách Duy Tân Minh Trị

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
30 tháng 10 2018 lúc 22:33

1.

- Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Xã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
-> Cách mạng tư sản bùng nổ.

Phạm Thị Thạch Thảo25 tháng 8 2017 lúc 21:57

Hình thức cách mạng:

- Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865)

- Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cách mạng Pháp 1789.

- Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN.

- Thống nhất quốc gia: Đức, Italia.

- Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm...

Nguyên nhân:

- Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thức cách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong)

- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài):

Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên, có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện với chế độ phong kiến. Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sản không dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phong kiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phong kiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại.Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chia cắt , tổ chức phường hội...).

+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ sản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốc hội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.

+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉ muốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sán xuất TBCN của khu vực này.

+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lên chống chế độ hcuyên chế phong kiến. Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sản công thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sản vừa và nhỏ). Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng (ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị..), do đó, quần chúng đòi những quyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang. Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để.

+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá đã diến ra và hoàn thành. CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển.

+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản... Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ.

Nguyễn Lê Thảo Nguyên
30 tháng 10 2018 lúc 22:37

7.

Hoàn cảnh:

-Tình hình khủng hoảng về kinh tế và chính trị cuối thời Mạc phủ.
cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến Nhật bản sao hơn ngàn năm thống trị đã rơi vào bế tắc,trởi nên lạc hậu trước quá trình xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu và không còn đủ sức chống lại nó nửa,theo số liệu thống kê từ năm 1790-1840 Nhật bản có 22 lần mất mùa đó là dấu hiệu rỏ nhất cho thấy Phong kiến nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng .

Diễn biến :
- Cuối năm 1867, đầu năm 1868 chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách;
+ Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.

Nhận xét và đánh giá:

Tính chất
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Cuộc cải cách này đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình các nước tư bản. Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triết để xóa bỏ bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nên có thể xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.


Các câu hỏi tương tự
Trần Jungkook
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Dũng
Xem chi tiết
Uyển Lộc
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Mai Anh
Xem chi tiết
Đặng Quế Lâm
Xem chi tiết
Mai Thành Đạt
Xem chi tiết
Duy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết