1
Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.
Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga.
Ngay năm 1919, Giôn Rít- nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới, tường thuật lại diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga.
Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
2
- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân.
- Ngày 10-10-1911, dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương.
- Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tất cả các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và lên đến miền Bắc.
- Ngày 29-12-1911, chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc.
- Tháng 2-1912, Viên Thế Khải, vốn là một đại thần nhà Thanh, lên làm Tổng thống, thay Tôn Trung Sơn. Cách mạng coi như kết thúc.
3
Trên thế giới đã có khá nhiều tranh luận về định nghĩa cũng như bản chất của chủ nghĩa phát xít. Có thể nói chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Chủ nghĩa phát xít luôn muốn thế giới phải khuất phục và tiêu diệt hết tất cả những dân tộc không đi theo chủ nghĩa này.
Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng chủ nghĩa tư tưởng là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế, độc tài; có sự đối lập về những quan điểm về một nhà nước dân chủ.
4
CTTG1
+Sâu xa: do sự ohân chia không đều về thuộc địa giữa các nước đế quốc và sự phát triển không đều về kinh tế của CNTB giữa các nước
+ Trực tiếp 28/6/1914 thái tử Áo-Hung bị một phần tử Secbi ám sát ở Bosnia nên ctranh có lý do bùng nổ sớm
CTTG2 nguyên nhân khác nhau trong mỗi nơi giao chiến
+Tại châu Âu, Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến
+Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. T
+ Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt
1)Ý nghĩa
*Trong nước
-Làm thay đổi hoàn toàn đất nước và số phận con người Nga
-Nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới.
-Xây dựng chế độ mới,chế độ xã hội chủ nghĩa
*Quốc tế
-Để lại nhiều ý nghĩa cho cuộc giải phóng của giai cấp lao động,nhân dân lao động
-Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
2)Diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi (1911):
- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra khắp miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu chính phủ lâm thời, thông qua Hiến pháp mới.
- Tháng 2-1912, Tôn Trung Sơn từ chức, ngày 6-3-1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt.
3)Chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện khi mà chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1939 ở các nước thắng trận và bại trận.Để giải quyết khủng hoảng, các nước đế quốc đứng trước hai con đường:
- Theo con đường dân chủ hòa bình giải quyết trong nước như: Anh, Pháp, Mĩ.
- Hoặc theo con đường phát xít hóa đất nước như: Đức, Ý, Nhật.
và việc xuất hiện của chủ nghĩa phát xít dẫn đến hình thành các lò lửa chiến tranh... và có thể bùng nổ để gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mà hậu quả của nó vô cùng thảm khốc đối với toàn nhân loại.
4)CTTG1
+Sâu xa: do sự ohân chia không đều về thuộc địa giữa các nước đế quốc và sự phát triển không đều về kinh tế của CNTB giữa các nước
+ Trực tiếp 28/6/1914 thái tử Áo-Hung bị một phần tử Secbi ám sát ở Bosnia nên ctranh có lý do bùng nổ sớm
CTTG2 nguyên nhân khác nhau trong mỗi nơi giao chiến
+Tại châu Âu, Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến
+Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra. T
+ Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc của Nhật Bản và sự thắng thế của một số thủ lãnh quân phiệt