1. Nêu cấu tạo trong của chim tiến hóa hơn thằn lằn:
Các hệ cơ quanThằn lằnChim bồ câuTuần hoàn | Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha | Tim 4 ngăn, máu không pha trộn |
Tiêu hóa | Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp. | Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay. |
Hô hấp | Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân. | Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi) |
Bài tiết | Thận sau (số lượng cầu thận khá lớn) | Thận sau (số lượng cầu thận rất lớn) |
Sinh sản |
Thụ tinh trong Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. |
Thụ tinh trong Đẻ và ấp trứng. |
* Sự tiến hóa
Các tiến hóa là đặc điểm tiến hóa của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn. Để bay lượn hiệu quả chim bồ câu cần có nhu cầu năng lượng lớn, cần lượng oxi dồi dào và trọng lượng cơ thể nhỏ.
2. Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.