1. nêu các cách làm giảm tiếng ồn gây ô nhiễm và biện pháp cụ thể cho từng cách. Em cần luư ý giảm tiếng ồn ở những nơi nào
2. Để làm một vật nhiễm điện ta là như thế nào. Có mấy loại điện tích, đó là những loại điện tích nào. Sự tương tác giữa các loại điện tích
3. Giải thích các hiện tượng có liên quan đến hiện tượng nhiễm điện cọ sát
HELP ME !
1. Có thể làm giảm tiếng ồn bằng các cách sau:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn: treo rèm nhung, xây tường sần sùi...
- Ngăn chặn đường truyền âm: treo biển báo "Cấm bóp còi"...
- Phân tán âm trên đường truyền của chúng: trồng cây, xây tường bê tông... quanh bệnh viện, trường học
1. - Có thể làm giảm tiếng ồn bằng các cách sau:
+ Làm giảm độ to của tiếng ồn: treo rèm nhung, xây tường sần sùi...
+ Ngăn chặn đường truyền âm: treo biển báo "Cấm bóp còi"...
+ Phân tán âm trên đường truyền của chúng: trồng cây, xây tường bê tông...
- Cần lưu ý làm giảm tiếng ồn ở những nơi công cộng như bệnh viện, trường học...
2. - Ta có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. Ngoài ra, ta còn có thể làm nhiễm điện vật đó bằng cách để vật đang bị nhiễm điện tiếp xúc với vật đó (nhiễm điện do tiếp xúc) hoặc để vật đang bị nhiễm điện lại gần vật đó (nhiễm điện do hưởng ứng, hay còn gọi là nhiễm điện từng phần, thường xảy ra với vật bằng kim loại có tay cầm cách điện)
- Có 2 loại điện tích: điện tích âm (kí hiệu dấu -) và điện tích dương (kí hiệu dấu +)
- Hai điện tích cùng loại ở gần nhau thì đẩy nhau. Hai điện tích khác loại ở gần nhau thì hút nhau.
3. Ví dụ: Tại sao khi cánh quạt quay thì sau một thời gian, lại có nhiều bụi bám vào, đặc biệt là ở mép cánh quạt?
Khi cánh quạt quay, cánh quạt đã cọ xát với không khí, bị nhiễm điện và có khả năng hút các vật nhẹ như bụi. Vì thế, ở trên cánh quạt có nhiều bụi bám vào. Đặc biệt là ở mép cánh quạt do cọ xát nhiều hơn với không khí nên bị nhiễm điện mạnh hơn, có khả năng hút các vật nhẹ như bụi cũng mạnh hơn và sẽ có nhiều bụi bám hơn.