Bài 25. Động năng, thế năng

Buddy

1. Năng lượng của các con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng nào?

- Tại sao sóng thần lại có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường?

- Tại sao sóng thần chỉ gây ra sự tàn phá khi xô vào vật cản?

2. Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng nào?

- Tại sao năng lượng của thiên thạch lại rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp?

- Khi va vào Trái Đất (Hình 25.2), năng lượng của thiên thạch được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?

3. Khi sóng đổ vào bờ nó sinh công và có thể xô đổ các vật trên bờ. Tuy nhiên, với vận động viên lướt sóng thì không bị ảnh hưởng. Tại sao?

4. Một mũi tên nặng 48 g đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính động năng của mũi tên.

Quoc Tran Anh Le
16 tháng 11 2023 lúc 9:38

1.

Năng lượng của con sóng trong Hình 25.1 tồn tại dưới dạng động năng

- Sóng thần có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường vì vận tốc của sóng thần rất lớn dẫn đến động năng của sóng vô cùng lớn, trong khi đó các sóng thông thường lại có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với sóng thần nên năng lượng của sóng thông thường nhỏ hơn sóng thần, vì vậy sóng thần có sức tàn phá rất lớn.

- Khi xô vào vật cản thì năng lượng (động năng) lớn nhất dẫn đến sự tàn phá.

Quoc Tran Anh Le
16 tháng 11 2023 lúc 9:38

2.

Khi đang bay, năng lượng của thiên thạch tồn tại dưới dạng động năng.

- Năng lượng của các thiên thạch rất lớn so với năng lượng của các vật thường gặp vì thiên thạch có khối lượng và vận tốc lớn hơn rất nhiều so với các vật thường gặp.

- Khi va vào Trái Đất, năng lượng của thiên thạch chuyển hóa thành quang năng, thế năng.

Quoc Tran Anh Le
16 tháng 11 2023 lúc 9:38

3.

Khi vận động viên dang lướt ván, bao giờ bản thân cũng ngả về phía sau, hai chân chìa ra phía trước dùng sức đạp lên ván trượt, tạo thành một góc hẹp với mặt nước. Vận động viên dùng sức đạp tạo một lực nghiêng xuống dưới. Mặt khác, theo định luật III newton, ta có mặt nước ngược lại sẽ sinh ra phản lực nghiêng bên trên đối với vận động thông qua ván trượt. Chính phản lực này đã đỡ vận động viên không bị chìm xuống.

Quoc Tran Anh Le
16 tháng 11 2023 lúc 9:39

4.

Ta có: m = 48 g = 0,048 kg; v = 10 m/s

Động năng của mũi tên là:

\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2} = \frac{1}{2}.0,{048.10^2} = 2,4(J)\)


Các câu hỏi tương tự
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết
Buddy
Xem chi tiết