Chương 8. Động vật và đời sống con người

Hương Vũ

1. N2 dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học?

2. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

3. Đa dạng sinh học ở VN mang lại những lợi ích gì?

4. Đa dạng sinh học của động vật môi trường đới lạnh?

Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:29

4

Bình luận (0)
Phương Thảo
21 tháng 4 2017 lúc 20:23

2

Đấu tranh sinh học là những biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

3. Lợi ích của đa dạng sinh học: + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới

Bình luận (0)
Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:25
1.Nhìn chung, sự mất mát và sự suy giảm đa dạng sinh vật ở Việt Nam có thể phân biệt bởi 4 nhóm nguyên nhân cơ bản sau: - Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. - Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển. - Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn. - Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 4 2017 lúc 20:27

Câu 1:

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học nước ta:

- Do thời tiết, khí hậu biến đổi làm sinh vật không thể hình thành điều kiện mới.

- Do sự "tiêu diệt" lẫn nhau của các loài sinh vật.

- Do sự truy lùng, săn bắt, sưu tầm sinh vật của người dân nước ta làm cho sinh học giảm sút.

Vì thế chúng ta cần phải:

- Góp phần trồng cây gây rừng, thực hiện các hành động nhằm giúp cho môi trường trở lại bình thường, sinh vật dễ sống.

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ những nguồn tài nguyên sinh vật.

- Ngăn chặn mọi hành vi làm giảm sự đa dạng sinh vật nước ta.

Câu 2:

Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm : Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

Câu 3:

Lợi ích của đa dạng sinh học: + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới Câu 4: - Nhiều loài động vật: hải cẩu, chim cánh cụt,... - Nhiều thực vật.
Bình luận (2)
Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:27

3

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Bình luận (0)
Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:28
3 Lợi ích của đa dạng sinh học: + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới
Bình luận (0)
Quỳnh
21 tháng 4 2017 lúc 20:29

do hơi dài nên mình tách ra từng câu mong bạn hiểu và thông cảm

Bình luận (2)
Nguyễn Duy An
21 tháng 4 2017 lúc 20:40

Câu 1:nguyên nhân

- Sự khai thác quá mức.

- Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm sinh học

- Khai thác động vật hoang dại: đồng thời với nạn phá rừng, nạn săn bắn cũng gây nên tình trạng suy giảm ĐDSH.

- Cơ bản là do ý thức của người dân

Biện pháp

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Câu 2: biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), sây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

Câu 3: đa dạng sinh học ở Việt Nam mang lại

+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người. + Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật… + Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo. + Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống. + Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới Câu 4 + thực vật thưa thớt, thấp lùn: chỉ một số ít loài tồn tại +có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính, thích nghi với điều kiện giá lạnh chúc bạn học tốt

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đăng Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Akashi Seijuro
Xem chi tiết
Phạm Phương Thảo
Xem chi tiết
Tran Ngọc Lan
Xem chi tiết
Lê Thụy Thu Uyên
Xem chi tiết
Matsumi
Xem chi tiết
Đinh Anh Tú
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết