Bài 29. Ôn tập chương V và chương VI

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàn Giáp

1-Lập bảng sự kiện chương IV và chương V

2-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn và Lam Sơn

3-Nguyên nhân chung và riêng dẫn đến chiến tranh Nam-Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn

~Lịch sử 7

Lưu Hạ Vy
3 tháng 4 2017 lúc 14:07

Câu 2 :

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.

Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 16:00

2. phong trào lam sơn :

Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

Phong trào Tây Sơn :

Nguyên nhân thắng lợi

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

-Được sự ủng hộ của nhân dân;

-Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động

Ý nghĩa :

Thống nhất đất nước .

Đập tan sự xâm lược của quân Xiêm ,Thanh.

Giữ vững độc lập tổ quốc.

Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 16:01

3.

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.


Các câu hỏi tương tự
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Võ Lê Nhật Nguyên
Xem chi tiết
Long Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
Gà Game thủ
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
Xem chi tiết
To Loan
Xem chi tiết