Hướng dẫn soạn bài Câu đặc biệt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Quán Nghi

1. Làm hết bài tập trong 2 bài câu đặc biệt và rút gọn câu. Nêu VD cho mỗi loại câu.

2. Đặt câu có sử dụng câu rút gọn và khôi phục lai. Đặt câu có sử dụng câu đặc biệt và trạng ngữ.

3. Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 câu đặc biệt hoặc 3 câu rút gọn hoặc 3 câu có trạng ngữ và gạch chân. ( đề tự chọn)

lê thị hương giang
13 tháng 2 2017 lúc 12:43

+ Luyện tập bài

- Câu đặc biệt :

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn:

a.

– Không có câu đặc biệt.

- Câu rút gọn:

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

– Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

- Không có câu rút gọn.

c.

– Câu đặc biệt: Một hồi còi.

- Không có câu rút gọn.

d.

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu 2: Nhận xét tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được.

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

Ba giây... Bốn giây... Năm giây...: Xác định, gợi tả thời gian.

Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

- Câu đặc biệt: gọi đáp

- Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả

lê thị hương giang
13 tháng 2 2017 lúc 12:44

+ Luyện tập bài rút gọn câu:

Câu 1:

Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

Câu 2: Các câu rút gọn.

a. Rút gọn chủ ngữ

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

- Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Rút gọn chủ ngữ

Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên,

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Câu 3:

- Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

- Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

Câu 4:

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.

Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ.

lê thị hương giang
13 tháng 2 2017 lúc 12:49

3:Mk có hai đoạn bn tham khảo nha !

+ Đoạn 1 :

Mùa hạ qua đi,mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên.Thế là tâm trạng của mỗi người hs lại vừa mừng vừa lo.Ôi ! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết.Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì,em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy

+ Đoạn 2 :


Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.


Các câu hỏi tương tự
Nhật hữu
Xem chi tiết
Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Thanh thảo
Xem chi tiết
Hạnh Nguyên Nguyễn Huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Long
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Thọ
Xem chi tiết
Nguyễn Tiểu Hạ
Xem chi tiết