Lai kinh tế là gì? Phép lai thực hiện như thế nào? Các kĩ thuật được áp dụng là gì?
Câu 3. Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
A. Là một bào quan trong tế bào B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn D. Đơn phân cấu tạo nên ADN là axit amin
Câu 4. Đơn phân cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Axit amin D. Nuclêôtit
Câu 5. Tính đặc thù của phân tử ADN được thể hiện bởi:
A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit
B. Sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit
C. Nguyên tắc bổ sung
D. Số lượng gen trên phân tử ADN
Câu 6. Theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), nuclêôtit loại G sẽ liên kết với nuclêôtit loại nào sau đây:
A. Nuclêôtit loại A B. Nuclêôtit loại T
C. Nuclêôtit loại X D. Nuclêôtit loại U
Câu 7. Trong tế bào, loại axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN
Câu 8. Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hiđrô bổ sung?
A. T và A B. U và T C. A và U D. X và G
Câu 9. Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN B. mARN C. tARN D. Prôtêin
Câu 10. Quá trình phiên mã tổng hợp nên các loại phân tử:
A. Prôtêin B. ARN C. ADN D. Lipit
Câu 11. Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:
A. rARN B. mARN C. tARN D. ADN
Câu 12. Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian B. Kì đầu
C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối
Câu 13. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu
B. Nguyên tắc khuôn mẫu và bán bảo toàn
C. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
D. Nguyên tắc giữ lại một nửa và khuôn mẫu
Một cơ thể của một loài thực vật chứa 2 cặp gen dị hợp tử Aa và Bb. Biết cấu trúc NST ko bị thay đổi trong quá trình tạo giao tử.
a) Sự giảm phân bình thường của tế bào sinh dục nói trên thì có khả năng tạo ra những loài giao tử nào ?
b) Cho các cơ thể chứa 2 cặp gen trên P tự thụ phấn, Xác định loại kiểu gen được hình thành ở đời sau F1
cho mình hỏi câu này với:
1. hàm lượng ADN trong nhân tế bào 2n của người là 6,6*10^-12 pg. 2 nhóm tế bào của người phân chia theo 2 cách khác nhau đều tạo ra những tế bào con có 6,6*10^-12pg ADN.
a. gọi tên kiểu phân chia tế bào của 2 nhóm tế bào.
b. hoạt động của NST( xét kì giữa và kì sau) ở 2 nhóm tế bào khác nhau như thế nào?
c. cho biết bộ NST trong các tế bào con ở 2 nhóm.
2. biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn các gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Không viết sơ đồ lai, hãy cho biết phép lai AaBbDd * AaBbDd tạo ra ở đời con có:
a. bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
b. tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ là bao nhiêu?
c. tỉ lệ cơ thể thuần chủng là bao nhiêu?
d. loại cơ thể có 2 tính trạng trội và 1 tình trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Cảm ơn mọi người trước nha
hãy lấy 2 ví dujcho mỗi thuật ngữ sau : cặp tính trnajg tương phản , kiểu hình , kiểu gen thể đồng hợp , biến dị tổ hợp
Khi lai một gà trống trắng với một gà mái đen đều thuần chủng, người ta thu được đồng loạt các con có màu xanh da trời. Biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định
a/. Tình trạng trên được di truyền theo quy luật nào ?
b/. Cho những con gà lông xanh da trời giao phối với nhau, sự phân ly tính trạng về màu lông ở đời con như thế nào ?
c/. Cho lai gà lông xanh với gà lông trắng sự phân ly ở đời con sẽ như thế nào ? Có cần kiểm tra độ thuần chủng của giống ban đầu không ? Tại sao ?
Cám ơn mọi người nhiều .
a. Nêu ba sự kiện cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân. Các tế bào con được tạo ra qua giảm phân khác với các tế bào con được tạo ra qua nguyên phân như thế nào?
b. Bạn Nam đã ghi lại được đoạn thông tin sau: “Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở người bình thường gồm 44 nhiễm sắc thể thường (kí hiệu 44A) và 2 nhiễm sắc thể giới tính XX (ở nữ giới) hoặc XY (ở nam giới). Thế nhưng, qua nghiên cứu người ta thấy, những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A và 1X (44A +XO) có kiểu hình nữ giới không bình thường; những người có bộ nhiễm sắc thể gồm 44A, 2X và 1Y (44A + XXY) có kiểu hình nam giới không bình thường; một số người có kiểu hình nữ giới không bình thường mang bộ nhiễm sắc thể (44A + XY) nhưng nhiễm sắc thể Y bị mất đoạn đầu ở cánh ngắn; cũng có những người có cơ thể và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội như người bình thường nhưng lại bị rối loạn định dạng giới tính, tự cho bản thân thuộc giới tính khác (gọi chung là người chuyển giới) và mong muốn được sống thật với giới tính đó cho nên nhiều người trong số họ đã thực hiện các phẫu thuật để chuyển đổi giới tính (gọi chung là người đã phẫu thuật chuyển giới) theo quy trình gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 - trải nghiệm và tư vấn tâm lí, giai đoạn 2 - điều trị bằng nội tiết tố (tiêm hoocmôn sinh dục khác giới vào cơ thể), giai đoạn 3 - phẫu thuật tạo hình chuyển giới”
Dựa vào đoạn thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy giải đáp giúp bạn Nam những thắc mắc sau:
- Có thể rút ra được những kết luận gì về cơ chế di truyền xác định giới tính ở người?
- Giới tính sinh học và khả năng sinh sản của người chuyển giới và người đã phẫu thuật chuyển giới như thế nào so với người bình thường? Giải thích.
- Ở Việt Nam, hiện nay một số người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến như: Cindy Thái Tài, Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh…, nhưng theo Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 vẫn còn hiệu lực cho đến nay thì việc "thực hiện chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị cấm”. Vậy Nghị định này có nên sửa đổi hay không? Tại sao?
Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic
B. Axit nuclêicC. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
A. C, H, O, Na, S
B. C, H, O, N, P
C. C, H, O, P
D. C, H, N, P, Mg
Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
A. Là một bào quan trong tế bào
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Axit amin
D. Nuclêôtit
Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X
B. A, T, G, X
C. A, D, R, T
D. U, R, D, X
Câu 6: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
A. đưa đến sự nhân đôi của NST.
B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Menđen
B. Oatxơn và Cric
C. Moocgan
D. Menđen và Moocgan
Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:
A. Chiều từ trái sang phải
B. Chiều từ phải qua trái
C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau
Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:
A. 10 Å và 34 Å
B. 34 Å và 10 Å
C. 3,4 Å và 34 Å
D. 3,4 Å và 10 Å
Câu 10: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :
A. 20 cặp nuclêôtit
B. 20 nuclêôtit
C. 10 nuclêôtit
D. 30 nuclêôtit
Câu 11: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
A. bên ngoài tế bào.
B. bên ngoài nhân.
C. trong nhân tế bào.
D. trên màng tế bào.
Câu 12: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau và kì cuối
Câu 13: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?
A. Tự sao ADN
B. Tái bản ADN
C. Sao chép ADN
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là
A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào
B. Nguyên tắc bổ sung
C. Sự tham gia xúc tác của các enzim
D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn
Câu 15: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 16: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
Câu 17: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 18: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:
A. T mạch khuôn
B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn
D. X mạch khuôn
Câu 19: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:
A. T của môi trường
B. A của môi trường
C. G của môi trường
D. X của môi trường
Câu 20: Chức năng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền thông tin di truyền
D. Mang và truyền thông tin di truyền
bài 1: cho chuột lông đen lai với chuột lông trắng kết quả thu được sẽ như thế nào ? Gỉa thiết chuột lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng tính trạng màu lông do một cặp gen quy định
bài 2: 1 đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau : ... U-A-G-X-U...-U-A-X-G-X-... Xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen (một đoạn của phân tử ADN) đó tổng hợp ra đoạn ARN nói trên ? Đoạn gen trên có đường kính là bao nhiêu? Chiều dài bao nhiêu?