Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

datcoder

1. Hãy tìm kiếm thông tin thị trường lao động về một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và trình bày kết quả.

2. Đánh giá kết quả tìm kiếm theo các chỉ tiêu sau: thực hiện đúng quy trình; nguồn thông tin đảm bảo độ tin cậy; sử dụng công cụ tìm kiếm phù hợp; tìm kiếm đủ thông tin theo yêu cầu.

datcoder
27 tháng 4 lúc 10:40

1.

Ngành công nghệ thực phẩm:

- Xu hướng, triển vọng: 

+ Bộ Công thương đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.

+ Công nghệ thực phẩm là ngành thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025.

+ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong những năm qua, ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân trong 5 năm 2016-2020 là 7%/năm.

+ Ngành Công nghệ thực phẩm  đã hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước có uy tín, thương hiệu mạnh, được đầu tư thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại như: Vinamilk, TH True Milk, Nutifood, Masan, Sabeco, Habeco, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Bibica, Hải Hà…

 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm

Tốt nghiệp ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:

- Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm

- Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm

- Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm

- Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 

- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng

-   Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài

-   Tiếp tục theo học Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên sâu về Khoa học và Công nghệ thực phẩm

 

Các trường đào tạo ngành Công  nghệ thực phẩm

Hiện nay có 16 trường đại học đang đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm:

1. Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

2. Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

4. Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Trường Đại học Yersin Đà Lạt

6. Trường Đại học Mở TP. HCM

7. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

8. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

9. Trường Đại học Hoa Sen

10. Trường Đại học Mở Hà Nội

11. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

12. Trường Đại Học Đông Á

13. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

14. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

15. Trường Đại Học Trà Vinh

16. Trường Đại Học Nông Lâm Huế

 

Tình hình tuyển dụng – mức lương ngành công nghệ thực phẩm hiện nay

- Công nghệ thực phẩm là một trong ba nhóm ngành đang dẫn đầu về “khát” nhân lực từ giai đoạn năm 2015 đến 2025. Hiện tại, công nghệ thực phẩm đang đạt 20% tổng sản lượng các sản phẩm nội địa. Do đó, nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thực phẩm tại TPHCM (Anchor Text), Hà Nội và các thành phố lớn khác đang ngày càng tăng cao.

- Mức lương của vị trí công nghệ thực phẩm sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm cũng như cấp bậc trong công việc:

- Sinh viên mới ra trường, làm ở vị trí thấp: 5.000.000 – 8.000.000 đ/tháng;

- Kỹ sư có tay nghề lâu năm, quản lý, giám sát: 2.000 – 3.000 $/tháng.

2. Tìm kiếm đủ thông tin theo yêu cầu