Câu 2: Đọc văn bản trên và cho biết PTBĐ, nội dung và bài học
Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu.
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồ ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới nhú, rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng họa mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao, những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suối của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của họa mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Giup minh voi mn!
1. Phân tích các câu ghép sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
Câu a: Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị.
Câu b: Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Câu c: Buổi tối, em học xong bài rồi em đi ngủ.
2. Xác định biện pháp nói giảm nói tránh hay nói quá trong các câu sau và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu a: Cô ấy tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
Câu b: Bác sĩ đang khám tử thi
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Bờ a đầu làng có một cây si già.Thân cây to cành lá xum xuê,ngả xuống mặt nước.Một câu bé đi qua.Sẵn con dao nhọn trong tay,cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây.Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ,hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
a, Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài văn
b, Xác định thán từ trong câu sau và cho biết nó thuộc kiểu thán từ nào: "Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu?"
c, cậu bé đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao
d, đặt tiêu đề cho văn bản trên
Câu 1: Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
Câu 2: Sau mỗi lẫn được nghe góp ý chủ cửa hàng đã làm gì?
Câu 3: Xác định hàm ý trong câu: Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?
Câu 4: Tìm những chi tiết gây cười trong truyện. Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
Câu 5: Em có nhận xét gì về nội dung, ý nghĩa tấm treo biển ở cửa hàng “ở đây có bán cá tươi”?
Câu 6: Qua văn bản trên, tác giả dân gian muốn chế giễu, phê phán điều gì? Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao?
c. Xác định thán từ trong câu văn được in đậm và nêu tác dụng?
d. Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? (trình bày bằng một đoạn văn từ 5 đến 6 câu).
Tìm một câu ghép có trong đoạn văn sau và phân tích cấu tạo của câu ghép ấy.
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhản thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tôi viết những dòng chữ này để gửi đến chúng ta, những người may mắn được sinh ra như những bông hoa khoe sắc hay phần còn lại được sinh ra như những loài cây dại. Dù bạn sinh ra từ đâu và như thế nào không quan trọng bằng bạn sẽ là ai và sẽ dùng bản thân mình tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra. Nếu điều kiện thuận lợi hãy coi nó là bàn đạp để tạo dựng những điều tốt đẹp, nếu khó khăn hãy coi đó là thử thách rèn luyện và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, dù thế nào hãy sống thật tốt cho bản thân và xã hội”.
(Ngay cả những loại cây dại mọc ven đường cũng có những giá trị của riêng nó - Phi Phụng - Báo Mực Tím)
a. Theo em trong đoạn trích trên, câu văn nào mang thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
b. Gọi tên kiểu câu chia theo mục đích nói của câu sau.
“Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra.”
c. Dựa vào cơ sở nào để em biết đó là kiểu câu em vừa gọi tên ở câu b?
d. Dựa vào nội dung đoạn văn đặt một câu cảm thán bày tỏ cảm xúc về một việc làm của mình hoặc của người khác tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội.