Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duy Nguyễn

1 Giải thích nhận định về sự phát triển kinh tế châu Á

2 Đánh giá cơ hội VN tham gia tổ chức ASEAN

Phương Dung
26 tháng 10 2020 lúc 19:50

2.

Thách thức:

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là môi trường cạnh tranh gay gắt hơn do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, đặc biệt khi các quốc gia thành viên có đặc điểm sản xuất khá giống nhau, có những thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn cần được cải thiện nhiều hơn nữa, liên quan đến nhiều nguyên nhân như hạn chế về hạ tầng, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng cứng (đường sá, cảng biển, năng lượng,…) và hạ tầng mềm (hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính…), hạn chế về nguồn nhân lực, tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân bổ đồng đều hơn, hạn chế về nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc ứng xử với quá trình hội nhập kinh tế.

Ngoài ra, việc tuân thủ luật chơi chung và thực hiện các cam kết, thỏa thuận chung của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác, đòi hỏi đầu tư nguồn lực và điều chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp.

Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
26 tháng 10 2020 lúc 19:51

2.

* Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực. - Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
26 tháng 10 2020 lúc 19:51

2.

Thách thức:
1. Nguy cơ tụt hậu
Sự tồn tại một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nền sản xuất xã hội còn nhiều lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, hệ thống giao thông - dịch vụ tài chính, ngân hàng... cùng với quá trình đô thị hoá tuy đã khá hơn nhiều so với trước song vẫn còn khấp khểnh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở nước ta.
2. Năng lực cạnh tranh còn thấp, chậm được cải thiện.
Do các nước trong khu vực ASEAN có nền văn hóa tương đồng nhau nên có nhiều sản phẩm giống nhau. Năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp nhà nước tồn tại được là nhờ có sự bảo hộ, trợ cấp của Nhà nước. Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ còn lớn. Xét về tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá như giá cả, chất lượng, mạng lưới tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam cũng còn thua kém hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
3.Trình độ lao động còn thấp và hiện tượng “chảy máu chất xám”
Nước ta có rất nhiều nhân tài nhưng chúng ta chưa có chính sách đào tạo, thu hút nhân tài cụ thể nên đã xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, những người có trình độ đã bị các công ty nước ngoài thu hút về làm việc còn các công ty của ta vẫn chưa thuyết phục được họ.
4.Nguy cơ phá hoại Xã hội Chủ nghĩa và phai nhạt bản sắc dân tộc
Khi mở của hội nhập thì nền văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam càng nhiều, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, các loại hình văn hoá phẩm đồi truỵ lôi kéo, dụ dỗ người dân vào con đường lệch lạc trong cách sống, dẫn đến dễ bị tha hoá, biến chất thành những con người ích kỷ, thực dụng nên gây ra nhiều tệ nạn xã hội hòng chống phá chế độ Xã hội chủ nghĩa, đường lối đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta.
5. Tình trạng môi trường thiên nhiên ngày càng xấu hơn, hiên tai, dịch bệnh do đó càng gia tăng mạnh, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang là hiểm hoạ lớn nhất của thế giới không riêng gì Việt Nam... Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp giải quyết triệt để, nếu không thì nguy cơ Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của thế giới.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thủy Ngô
Xem chi tiết
Lâm Bắpp
Xem chi tiết
Trần Ngọc Hoài An
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Diễmm Quỳnhh
Xem chi tiết
Lê Phương Thiên Thanh
Xem chi tiết
Thanh Tân
Xem chi tiết
Phạm Thị Trúc Nhã
Xem chi tiết