1. Gải thích vì sao dân cư châu Mĩ phân bố không đều?
2. Trình bày đặc điểm địa hình miền núi Coóc-đi-e?
3. Trình bày sự phân hóa ở khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.
4. Những điều kiện thuận lợi nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canada phát triển đến trình độ cao?
5. Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ. Nêu sự phân bố của nó.
6. So sánh đặc điểm của địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.
Help me ( Tớ cần gấp. )
1,Bởi vì do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên, lịch sử nhập cư nên dân cư châu Mĩ phân bố không đều giữa các khu vực.
3,- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
4,Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, xích đạo
5,Nông nghiệp Bắc Mỹ phát triển mạnh, đạt trình độ cao nhờ:
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…)
+ Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến (áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng…)
+ Nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả
- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4,4% ở Hoa Kỳ, 2,7% ở Canada ).
- Năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng rất lớn.
6,* Địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ:
- Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
- Khác nhau: Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.
+ Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 1:
- Nhân tố tự nhiên:
+ Dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế, các vùng đồng bằng rộng lớn, những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây lương thực,...
+ Nơi có khí hậu ấm áp, mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.
+ Có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới, nước sinh hoạt hằng ngày.
+ Ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Tính chất nền kinh tế.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.
+ Chuyển cư.
Câu 2:
+ Phía Tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.
- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).
+ Phía Đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.
- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.
Câu 3 :
– Theo chiều bắc – nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
– Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
– Nguyên nhân:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.Câu 4:
- Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
- Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
- Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
- Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
- Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
- Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp Câu 5 :Các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, xích đạo.
Câu 6:* Giống nhau :Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa
1)
Bởi vì do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên,lịch sử nhập cư nên dân cư châu Mĩ phân bố không đều
2)
Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.
3)
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
4)
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Đất nông nghiệp có diện tích lớn, có cả 3 đới khí hậu, nguồn nước dồi dào…)
+ Có trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến (áp dụng công nghệ sinh học rộng rãi; sử dụng nhiều máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu; được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng…)
+ Nền nông nghiệp hoạt động hiệu quả
- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4,4% ở Hoa Kỳ, 2,7% ở Canada ).
- Năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng rất lớn.
+ Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
5)
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú.
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.
6)
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi